3D Cổ Tích Việt Nam

3D Cổ Tích Việt Nam

QMI Education – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã có rất nhiều những câu chuyện cổ tích lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam, cùng với đó là những bài học về cách làm người, về những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng Học Tiếng Việt Online nghe truyện cổ tích Thạch Sanh nhé!

QMI Education – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã có rất nhiều những câu chuyện cổ tích lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam, cùng với đó là những bài học về cách làm người, về những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng Học Tiếng Việt Online nghe truyện cổ tích Thạch Sanh nhé!

Hòn Vọng Phu - Truyền thuyết nàng Tô Thị

Ngày xưa, ở trấn Kinh Bắc, có đôi vợ chồng nọ sinh được hai mụn con, đứa con trai tên là Tô Văn, con gái tên là Tô Thị. Mỗi khi đi làm đồng sẽ để hai anh em chơi với nhau. Một hôm, Tô Văn chơi ném đá trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất, máu chảy ra lênh láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy một mạch ra đường, không còn dám ngoái cổ lại. May sao, một bà hàng xóm chạy sang lấy lá thuốc dấu rịt cho Tô Thị, cầm được máu. Đến khi người mẹ đi mò cua về thì cô con gái đã ngồi dậy được. Còn Tô Văn thì bỏ đi biệt tích. Người mẹ nhớ con, sinh ra buồn phiền, chẳng bao lâu ốm nặng rồi chết, bỏ lại Tô Thị một mình.

Sau này, hai vợ chồng người chủ hàng cơm nhận nuôi Tô Thị rồi mang nàng lên xứ Lạng mở hàng nem. Tô Thị thấm thoắt đã hai mươi tuổi, lớn lên xinh đẹp, hàng nem của nàng ngày càng nức tiếng. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào.

Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi, vẻ người tuấn tú, mang thuốc Bắc về xứ Lạng bán và đem lòng thương Tô Thị. Hai người lấy nhau không bao lâu thì có được hai mụn con. Một hôm, người chồng về nhà, thấy vợ đang ngồi gội đầu ở ngoài hè. Chàng vừa bế con ngồi trên bậc cửa xem vợ gội đầu, vừa kể đôi câu chuyện vặt cho vợ nghe. Chợt thấy đầu vợ có cái sẹo to, chàng hỏi chuyện mới biết Tô Thị hoá ra là người em gái năm xưa của mình.

Lòng Tô Văn từ ngày ấy rối bời, cuối cùng chàng tìm cách xin đăng lính mãi chẳng về. Từ ngày chồng đi, Tô Thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng. Ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng đi được bình yên, chóng được trở về. Một hôm, nàng ôm con lên chùa Tam Thanh khấn thì mây đen kéo đến, gió rít từng cơn, mưa như trút nước, sấm chớp cả vùng trời. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời tỏa ánh sáng xuống núi rừng. Nàng Tô Thị bế con đã hóa đá tự bao giờ. Người dân trong vùng gọi đấy là hòn Vọng Phu.

Sự tích Hòn Vọng Phu là một câu chuyện cảm động về lòng chung thủy, son sắt của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm thương cảm cho số phận của họ. Câu chuyện cũng thể hiện sức mạnh của tình yêu thương, niềm tin và hy vọng.

Với mong muốn tìm kiếm hiền tài cho đất nước, nhà vua đã phái quan viên đi khắp nơi đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa để thử thách. Trong lúc đang làm ruộng, hai cha con bị quan viên thách đố bằng một câu hỏi hóc búa, ông hỏi:

- Này ông lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe hỏi lại thì thầm nghĩ bụng nhất định nhân tài ở đây rồi, không cần tìm đâu nữa mất công. Vua nghe tin mừng, nhưng để thử thách cậu bé, vua bèn sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp vài ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Mấy hôm sau, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, cậu bé bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì lẻn vào sân khóc um lên. Vua sai lính gọi vào và hỏi vì sao cậu bé khóc. Cậu bé đáp:

- Tâu đức vua. Mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.

Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:

- Cháu muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố cháu, chứ bố cháu là giống đực làm sao mà đẻ được!

- Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!

Vua và đình thần thấy cậu bé là thông minh lỗi lạc, nhưng đức vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé lấy một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

Lúc bấy giờ, nước láng giềng nhăm nhe muốn chiếm bờ cõi của nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ mới sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, thách đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Vua sai người đến tìm cậu bé thông minh. Nghe quan trình bày câu đố của sứ giả ngoại quốc, cậu bé chỉ hát lên một câu:

Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Vua và các triều thần nghe lời làm theo, quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt kính phục của sứ giả nước láng giềng. Sau này, vua phong cho cậu bé làm trạng nguyên.

Tác phẩm ca ngợi trí tuệ và sự nhạy bén phi thường của con người, đồng thời tôn vinh những cá nhân thông minh biết vận dụng trí tuệ vào thực tiễn. Đồng thời, truyện cũng ngợi ca những người có tầm nhìn xa trông rộng, biết trọng dụng nhân tài để xây dựng đất nước.

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng tiều phu hiền lành tên là Cuội. Một hôm, trong khi đang đốn củi trong rừng sâu, thì giật mình khi gặp một cái hang cọp. Phát hiện thấy trong hang chỉ có bốn con cọp con đang vờn nhau, Cuội liền xông tới bổ mỗi con một nhát rìu. Vừa lúc đó, cọp mẹ trở về hang thấy các con mình nằm chết trên mặt đất, cọp mẹ gầm rú vang cả núi rừng. Cuội hoảng sợ quẳng rìu trèo tót lên cây cao.

Nhìn từ trên xuống, Cuội thấy cọp mẹ lầm lũi tiến lại một gốc cây gần chỗ Cuội đang ẩn náu, ngoặm một ít lá trở về nhai và mớm cho con. Trong chốc lát, bốn con cọp con đã sống lại. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc và mang về trồng. Trên đường về, Cuội gặp ông lão ăn mày nằm chết trên bụi cỏ. Cuội mớm lá cây chưa bao lâu thì ông lão tỉnh dậy, ông dặn cụ hãy chăm sóc câu nhưng đừng tưới nước bẩn, nếu không cây sẽ bay lên trời.

Nhờ có lá của cây thuốc quý, Cuội đã cứu sống được vô số người dân trong vùng khỏi bệnh tật. Một lần nọ, một lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội để nài nỉ cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Sau khi sống lại, cô gái xin làm vợ chàng.

Tuy nhiên, tai họa bất ngờ ập đến, vợ Cuội bị giặc hãm hại, dù Cuội dùng lá thuốc cứu sống được vợ nhưng nàng lại mắc bệnh hay quên. Ngày đó, nàng đã vô tình tưới nước bẩn lên cây thuốc. Ngay lập tức, cây thuốc bay vút lên trời cao. Vì không muốn mất đi cây thuốc quý, Cuội vội vàng bám lấy rễ cây và bị cuốn theo lên cung trăng. Từ đó, Cuội mãi mãi gắn bó với cung trăng, bên cạnh cây thuốc quý.

Sự tích Chú Cuội cung trăng không chỉ là một câu chuyện cổ tích đơn thuần, mà còn ẩn chứa những thông điệp về khát vọng khám phá và nâng cao trí tưởng tượng phong phú dành cho trẻ nhỏ.

Xem thêm: 10 lợi ích thiết thực của việc đọc sách, bạn đã biết?

Xưa kia có một cậu bé được mẹ nuông chiều, vì vậy mà ham chơi, la cà khắp nơi. Một hôm, vì bị mẹ mắng, cậu bé giận dỗi bỏ nhà đi lang thang, không chịu về. Thương con, lo lắng cho con, người mẹ ngóng trông mãi mà không thấy con đâu, bà liền gục xuống bên đường và hóa thành một gốc cây to lớn.

Khi hoàng hôn buông xuống, cậu bé hối hận trở về nhà, nhưng không còn thấy mẹ đâu nữa. Nỗi buồn bao trùm lấy cậu, cậu bật khóc nức nở và ôm lấy gốc cây bên đường. Lạ thay, gốc cây rung rinh, từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Vì tò mò nên cậu bé đã nếm thử quả đó.

Thoạt đầu, cậu cảm nhận vị chát từ lớp vỏ bên ngoài, đến quả thứ hai rơi xuống cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả thì cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống, cậu khẽ bóp quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ lan tỏa khắp khoang miệng. Từ đó, người dân trong vùng biết đến câu chuyện cảm động này và gọi loại cây ấy là "cây vú sữa".

Sự tích thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả vì con, mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Truyện còn nhắc nhở mỗi người về lòng hiếu thảo, yêu thương và kính trọng với cha mẹ.

Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình nọ gồm ông bố và ba người con. Nhìn thấy các con ít khi quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, ông bố vô cùng buồn lòng. Mong muốn gắn kết tình cảm anh em, ông gọi các con lại, đặt trước mặt mỗi người một bó đũa và yêu cầu bẻ gãy nó.

Người con cả gắng hết sức nhưng không thể bẻ nổi bó đũa. Người con thứ cũng cố gắng bẻ, nhưng vô ích. Người con út lấy hết sức để bẻ, bó đũa vẫn không bị gãy một chiếc nào. Người cha thấy vậy cầm lấy bó đũa và tháo ra, rồi bẻ từng chiếc một, rồi từ tốn nói với các con: “Đó chính là sức mạnh của sự đoàn kết. Nếu các con biết đoàn kết với nhau thì không ai có thể đánh bại được các con. Hãy hứa với cha rằng, ba con sẽ chung sống hoà thuận và đoàn kết, thương yêu nhau sau khi cha nhắm mắt xuôi tay.”

Sau khi, người cha chết đã để lại cho các con của ông rất nhiều tài sản, nhưng lại không phân chia. Ba anh em đều muốn mình tranh lấy phần hơn, họ dứt khoát chia riêng rẽ mỗi người một gian nhà và không qua lại với nhau nữa.

Chẳng bao lâu sau, có một chủ nợ đến nhà, đòi món nợ mà cha họ đã vay trước đây. Ba anh em đùn đẩy nhau, không ai chịu trả nợ cho cha. Chủ nợ kiện ba người lên quan, bắt ba anh em phải bỏ ra một phần đủ để trả món nợ. Nhưng họ vẫn không chịu, quan liền tịch thu tài sản của họ. Đến lúc này, họ mới nhớ tới lời cha dặn thì tất cả đều đã muộn.

Câu chuyện bó đũa là một bài học đạo đức sâu sắc về sức mạnh của sự đoàn kết. Khi chúng ta ở bên nhau, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn, giúp vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Câu chuyện cũng là lời nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Gia đình là nơi che chở, bảo vệ và là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Xem thêm: Top 15 cuốn tiểu thuyết hay kinh điển mọi thời đại, nên đọc

Ngày xưa có hai mẹ con nương tựa nhau sống trong một căn nhà nhỏ. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Bà gọi con gái đi tìm thầy thuốc, cô bé vâng lời, vừa đi lại vừa lo lắng cho mẹ. Trên đường, cô vô tình gặp một cụ già tóc bạc, râu trắng. Cụ già thấy cô bé vội vã như vậy thì hỏi thăm mới biết sự tình. Cụ già bảo cô bé ông chính là thầy thuốc, hãy dẫn ông đến nhà khám bệnh cho mẹ.

Cô bé hết sức vui mừng, dẫn đường cho cụ già về nhà mình. Đến nơi, cụ già liền khám bệnh cho mẹ và mách cho cô bé cách chữa bệnh. Ông bảo cô bé đi đến chỗ gốc đa ở đầu rừng, hái một bông hoa màu trắng và mang về đây. Đến nơi, cô bé ngó xung quanh thì thấy một bông hoa màu trắng rất là đẹp.

Đột nhiên cô bé nghe thấy tiếng nói của cụ già đang văng vẳng ở bên tai mình: “Bông hoa có bao nhiêu cánh nghĩa là mẹ cháu sống được bấy nhiêu ngày”. Sau một hồi suy nghĩ thì cô bé liền ngồi xuống, nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra thành rất nhiều sợi nhỏ khác. Mỗi sợi nhỏ ấy lại trở thành một cánh hoa vừa dài vừa mượt. Bông hoa bây giờ đã có vô vàn cánh hoa.

Sau đó cô bé mới đem theo bông hoa chạy nhanh về nhà. Cụ già tươi cười mà nói với cô rằng: “Mẹ của cháu khỏi bệnh rồi đấy. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cháu!”. Kể từ đó về sau, bông cúc trắng là biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

Câu chuyện nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và tình mẫu tử thiêng liêng. Đồng thời, tác phẩm cũng là bài học về sự lạc quan và kiên trì, giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Xưa kia, có con cọp từ trong rừng sâu ra ngoài, nó trông thấy bác nông dân cùng con trâu chăm chỉ cày cuốc. Tuy rằng con trâu kia rất chăm chỉ kéo cày nhưng vẫn bị bác nông dân quất roi vào mông. Cọp thấy lạ, nó đợi đến trưa bác nông dân tháo hết cày cho trâu thì lại hỏi chuyện, trâu bảo rằng con người tuy nhỏ bé nhưng họ có trí khôn, nếu muốn biết thì cứ tìm họ mà hỏi.

Nghe trâu nói như vậy thì cọp ta lại đến hỏi bác nông dân. Bác nông dân bình tĩnh đáp: "Trí khôn của ta để hết ở nhà." Nghe bác nông dân bảo vậy thì cọp ta hết sức mừng rỡ, vội vàng giục bác về nhà lấy. Nhưng bác nông dân đưa ra thoả thuận với cọp, trói nó vào cây để yên tâm về nhà lấy trí khôn mà không sợ nó ăn mất trâu.

Tất nhiên là cọp chẳng có chút nghi ngờ nào về chuyện này nên chấp thuận. Bác nông dân đợi cọp đồng ý thì đem tới dây thừng và trói cọp thật chặt vào dưới gốc cây cạnh đó. Xong rồi bác lại đem tới rất nhiều rơm khô để chất xung quanh chỗ cọp. Sau cùng thì bác châm lửa để đốt rơm, rơm cháy và bác liền quát: “Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!”

Nhìn thấy cảnh này thì con trâu bò lăn ra đất mà cười, không may là hàm trên của nó đập phải đá và rụng hết răng. Trong lúc đó, cọp hết sức vùng vẫy ở bên trong đám cháy. Đến khi lửa cháy lớn làm đám dây thừng bị đứt, thì cọp mới thoát được. Nó co chân co cẳng vùng dậy và chạy thẳng vào trong rừng sâu. Kể từ ngày đó, đám cọp con được sinh ra đều có thêm những vằn màu đen và kéo dài ở trên người. Những vết vằn ấy chính là dấu vết còn sót lại của những vệt cháy ngày xưa. Còn đám trâu cũng kể từ ngày đó con nào cũng đều không có răng ở hàm trên, chỉ có mỗi lợi mà thôi.

Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng, bên cạnh sức mạnh, trí tuệ và sự mưu trí cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Truyện còn cho thấy ý đồ của những kẻ xấu luôn rình rập và phải luôn vận dụng trí khôn của mình trong mọi tình huống.