Ngoài việc cần một phần mềm phù hợp để cá nhân hóa, các công ty cần có một đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp bỏ ra thời gian và tài nguyên để đầu tư cho chiến lược marketing cá nhân hóa được hiệu quả và thành công.
Ngoài việc cần một phần mềm phù hợp để cá nhân hóa, các công ty cần có một đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp bỏ ra thời gian và tài nguyên để đầu tư cho chiến lược marketing cá nhân hóa được hiệu quả và thành công.
Thay vì áp dụng một chiến lược chung, việc triển khai Personalization theo từng phân khúc khách hàng cụ thể sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn. Mỗi phân khúc đòi hỏi một chiến lược Personalization riêng biệt, nhằm tạo ra trải nghiệm phù hợp, chạm đúng nỗi đau (Pain Point), nhu cầu và mong đợi của họ.
Doanh nghiệp có thể tận dụng các công cụ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao hiệu quả của quy trình này, từ việc xác định các phân khúc đến việc tinh chỉnh và tối ưu hóa từng nhóm khách hàng một cách chính xác hơn.
Việc chọn kênh phù hợp cho chiến lược Personalization là yếu tố then chốt để đảm bảo rằng nội dung cá nhân hóa đến đúng đối tượng, vào đúng thời điểm và qua đúng kênh mà họ ưa thích. Các kênh truyền thông từ Email, Social Media, trang web đến ứng dụng di động, đều có những đặc điểm riêng cần được khai thác một cách hiệu quả.
Để đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp nên sử dụng một chiến lược đa kênh và kết hợp nhiều phương tiện truyền thông để tối đa hóa tầm ảnh hưởng. Trong quá trình thực hiện, việc giám sát liên tục thông qua các chỉ số như tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột, và tỷ lệ chuyển đổi là rất cần thiết. Để qua đó, doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược phù hợp, tập trung nguồn lực vào những phương tiện truyền thông có tiềm năng cao và mang lại kết quả tốt nhất.
Để có chiến lược cá nhân hóa thành công, doanh nghiệp cần nghiên cứu và thu thập kỹ về khách hàng mục tiêu
Khi mua sản phẩm, khách hàng sẽ để lại thông tin cá nhân cho thương hiệu mà họ tin tưởng bằng cách điền form, làm khảo sát,.. để nhận được nhiều ưu đãi. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng thông báo các chương trình, ưu đãi đến khách hàng một cách nhanh nhất, làm tăng cho họ những trải nghiệm thú vị.
Cá nhân hóa giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng
Thông qua kênh bán hàng và cá nhân hóa dữ liệu khách hàng trên một hệ thống quản lý sẽ thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn, có những trải nghiệm liền mạch ở mọi lúc, mọi nơi. Hơn nữa giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả, từ đó chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành để tăng doanh số bán hàng.
Cá nhân hóa giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng đa kênh
Thông qua việc cá nhân hóa trong các chiến dịch Marketing và bán hàng, doanh nghiệp có thể chiếm được lòng tin từ khách hàng từ đó giữ chân và biến họ thành khách hàng trung thành của tổ chức. Mọi người có thể tìm hiểu thêm về Cách xây dựng lòng trung thành của khách hàng đã được các chuyên gia của Bizfly chia sẻ trong nội dung bài viết https://bizfly.vn/techblog/khach-hang-trung-thanh.html.
Cá nhân hóa đã trở thành kỳ vọng cốt lõi của khách hàng. Những thương hiệu không mang lại trải nghiệm phù hợp cho từng cá nhân có nguy cơ bị mất doanh thu và khách hàng.
Theo thống kê có đến 71% người tiêu dùng mong đợi các công ty cung cấp các tương tác được cá nhân hóa và 76% thất vọng khi điều này không xảy ra.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng cá nhân hóa thúc đẩy hiệu suất và kết quả khách hàng tốt hơn. Các công ty phát triển nhanh hơn sẽ tăng thêm 40% doanh thu từ hoạt động cá nhân hóa so với các công ty phát triển chậm hơn.
Và khi mối quan tâm về quyền riêng tư dữ liệu tăng lên, người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về cách các thương hiệu sử dụng thông tin cá nhân của họ. 48% người tiêu dùng nói rằng họ đánh giá cao sự tiện lợi của việc cá nhân hóa, miễn là dữ liệu thông tin của họ được bảo mật.
Với việc người mua sắm tương tác với các thương hiệu trên nhiều kênh, việc cá nhân hóa hiệu quả đòi hỏi phải có chiến lược đa kênh tương tác với người tiêu dùng ở vị trí của họ. Khách hàng ngày càng mong đợi các thương hiệu hiểu và dự đoán được nhu cầu của họ. Thêm vào đó, 88% người mua sắm cảm thấy trải nghiệm mà một thương hiệu cung cấp cũng quan trọng như sản phẩm của họ.
Cá nhân hóa theo khách hàng cụ thể liên quan đến việc sử dụng dữ liệu khách hàng cá nhân để tạo ra những trải nghiệm được tùy chỉnh tối đa. Điều này bao gồm việc gửi các đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm, tạo ra các chiến dịch Email Marketing với nội dung được cá nhân hóa theo tên và sở thích của từng khách hàng.
Cá nhân hóa là khi các thương hiệu thương mại điện tử điều chỉnh trải nghiệm hoặc truyền thông tiếp thị cho các phân khúc khách hàng cụ thể dựa trên thông tin chi tiết về người tiêu dùng.
Hầu hết các kênh mà khách hàng thường xuyên tương tác đều có thể được cá nhân hóa. Một số kênh cốt lõi mà các thương hiệu thương mại điện tử có thể cá nhân hóa bao gồm:
Dưới đây là các cách cá nhân hóa trong thực tế:
Có một sự thật là, không ai không muốn được nhớ đến. Lợi dụng lý lẽ hiển nhiên này, cá nhân hóa ra đời, giúp doanh nghiệp tìm được một chân lý mới giữa thị trường mà khách hàng là nhà cầm quyền.
Về bản chất, cá nhân hóa liên quan đến việc nhận diện và đáp ứng những nhu cầu và sở thích riêng biệt của từng khách hàng. Đây là một chiến lược nhằm biến những tương tác đồng loạt trên tệp khách hàng lớn thành những tương tác riêng biệt giữa thương hiệu với từng khách hàng, từ đó tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Bằng cách phân tích các dữ liệu về nhân khẩu học, lịch sử mua sắm, hoạt động trên mạng xã hội, doanh nghiệp có thể điều chỉnh để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và nội dung thật sự phù hợp với từng cá nhân.
Nghiên cứu của McKinsey cho thấy 71% người tiêu dùng mong đợi các thương hiệu mang đến những tương tác cá nhân hóa. Và hơn thế, 76% khách hàng tỏ ra thất vọng khi thiếu đi yếu tố các nhân hóa trong trải nghiệm. Kỳ vọng của khách hàng dành cho cá nhân hóa có thể phân chia thành 3 mức độ:
Chủ động và kỳ vọng: Khách hàng mong đợi rằng dịch vụ hoặc sản phẩm sẽ được cá nhân hóa dựa trên thông tin mà họ đã cung cấp trước đó như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ email,… Doanh nghiệp nên tận dụng những dữ liệu này để tạo ra trải nghiệm phù hợp và có giá trị như: gọi tên riêng khi giao tiếp, lời chúc sinh nhật,…
Không chủ động nhưng kỳ vọng: Khách hàng kỳ vọng doanh nghiệp sẽ tự động cá nhân hóa sản phẩm – dịch vụ dựa trên hành vi và lịch sử hoạt động của họ. Đây là những thông tin khách hàng sẽ không chủ động cung cấp. Vì thế, doanh nghiệp cần phải sử dụng công nghệ và kỹ thuật phân tích để hiểu và dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm mang đến trải nghiệm phù hợp mà không cần thông tin chi tiết. Một số hình thức cá nhân hóa tiêu biểu cho cấp độ này là đề xuất sản phẩm, đề xuất nội dung, voucher cá nhân,…
Không chủ động và không kỳ vọng: đây là cấp độ kỳ vọng cao nhất và khó đáp ứng nhất. Chỉ có những thương hiệu thật sự tinh tế mới có khả năng phát hiện được các nhu cầu cực ngách mà ngay cả khách hàng còn không thể tự nhận biết. Ví dụ, thay vì ra mắt BTS mới một cách thông thường, thương hiệu có thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng bằng cách đề xuất ý tưởng mix-match giữa 1 trong những sản phẩm của BST mới với sản phẩm mà khách hàng đã mua trước đó.