CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện;
Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại công văn số ……./BLĐTBXH-KHTC ngày .. tháng 5 năm 2014; Bộ Công thương tại công văn số ……./BCT-KHTC ngày .. tháng 5 năm 2014
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
2. Đối tượng được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt là những hộ gia đình sau:
a) Hộ gia đình nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
b) Hộ gia đình chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số ../2014/QĐ-TTg ngày .../../2014 của Thủ tướng Chính phủ về........, không thuộc diện hộ nghèo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh.
Điều 2. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thời gian thực hiện
1. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 42.000 đồng/hộ/tháng (30 kWh x 1.508,85 đồng/kWh x 92%). Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Tài chính sẽ thông báo mức hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách xã hội để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện.
2. Phương thức hỗ trợ: Chi trả trực tiếp cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội. Theo hình thức hỗ trợ bằng tiền, chi trả đến hộ gia đình theo từng Quý với mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt 126.000 đồng/hộ/quý (42.000 đồng/hộ/tháng x 3 tháng).
3. Thời gian thực hiện hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được thực hiện từ ngày 01/6/2014 theo quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo theo nguyên tắc sau:
a) Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ 100% kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; hỗ trợ 50% kinh phí cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%.
b) Ngân sách địa phương: Những địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50% cân đối bố trí 50% kinh phí. Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo.
(Hướng dẫn trên theo quy định tại công văn số 677/TTg-KTTH ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ kinh phí cho địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2012 – 2015; hiện nay có chế này đang thực hiện hỗ trợ tiền điện hộ nghèo).
2. Kinh phí chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết các cấp địa phương được đảm bảo từ ngân sách địa phương.
1. Việc lập, phân bổ kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
2. Dự toán ngân sách được lập theo các chỉ tiêu, biểu mẫu theo phụ lục Thông tư này và phải thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán dự toán (Đối tượng; kinh phí; nguồn kinh phí) theo đúng chế độ, chính sách.
3. Hàng năm, căn cứ số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện được cấp có thẩm quyền quyết định và mức hỗ trợ tiền điện, Uỷ ban nhân dân cấp xã lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền điện gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp dự toán ngân sách huyện. Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền điện theo biểu mẫu số 01/DT/HTTĐ cùng với dự toán ngân sách huyện gửi Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để tổng hợp cùng với dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền điện theo biểu mẫu số 02/DT/HTTĐ cùng với dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trong đó xác định rõ các nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Căn cứ báo cáo của các địa phương và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (theo biểu mẫu số 03/DT/HTTĐ), Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định.
Điều 5. Quản lý, cấp phát, thanh toán
1. Kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
2. Căn cứ số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo; kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố, Bộ Tài chính bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.
3. Trên cơ sở kinh phí bổ sung từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và phân bổ kinh phí cho các huyện. Căn cứ nguồn lực được giao, nhu cầu kinh phí hỗ trợ tiền điện trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và phân bổ ngân sách cho các xã (Trường hợp thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, việc lập, quyết định dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính).
4. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo công khai mức hỗ trợ tiền điện và danh sách từng hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và ký xác nhận vào danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập theo mẫu số 04 CT/HTTĐ để làm căn cứ cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp kinh phí cho cấp xã thực hiện chi trả (kể cả số tiền hộ nghèo, hộ chính sách xã hội chưa nhận kỳ trước). Ngân sách cấp huyện chuyển kinh phí vào tài khoản tiền gửi của Uỷ ban nhân dân cấp xã mở tại Kho bạc Nhà nước.
6. Uỷ ban nhân dân cấp xã: Thực hiện rút kinh phí, phân công cán bộ phụ trách Lao động – thương binh và xã hội, trưởng thôn, ấp, bản tổ chức thực hiện chi trả bằng tiền mặt trực tiếp đến từng hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn theo định kỳ 1 Quý/1 lần và hoàn thành chi trả trước ngày 20 của tháng thứ 2 trong quý. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh có thể quyết định chi trả theo định kỳ 1 tháng/1 lần. Số tiền hỗ trợ được cấp đủ một lần theo định mức, trực tiếp cho người nhận là chủ hộ hoặc thành viên trong hộ, trường hợp đặc biệt hộ gia đình được hỗ trợ không có người nhận tiền trực tiếp thì viết giấy uỷ quyền cho người nhận thay, người nhận tiền phải ký nhận và ghi rõ họ tên vào danh sách hộ nhận hỗ trợ tiền điện. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội quy định tại Quyết số 28/2014/QĐ-TTg phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, theo chế độ quy định. Uỷ ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách cho từng hộ gia đình ký nhận, có xác nhận của trưởng thôn, ấp, bản và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định.
7. Định kỳ quý, năm, Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo theo mẫu số 05/QT/HTTĐ danh sách thực chi trả, thanh toán, kết quả thực hiện trước ngày 15 của tháng cuối quý, đồng thời nộp danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội mới để nhận kinh phí quý sau. Số dư kinh phí tại Ủy ban nhân dân cấp xã quý, năm trước phải được thanh toán giảm trừ vào số phải trả kỳ sau. Báo cáo gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để lập báo cáo theo mẫu số 06/QT/HTTĐ gửi các cơ quan cấp tỉnh tổng hợp theo mẫu số 07/QT/HTTĐ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện chi trả hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội quý trước (riêng báo cáo quý IV tổng hợp cả năm) và đề nghị bổ sung kinh phí quý tiếp theo trước ngày 20 của tháng cuối quý trước.
Điều 6. Điều chỉnh, bổ sung kinh phí
1. Điều chỉnh trong nội bộ tỉnh: Trong năm thực hiện, nếu số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội biến động, căn cứ vào báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh kinh phí cho cấp huyện, cấp xã để thực hiện chi trả kịp thời cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.
2. Trường hợp số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thực hiện trong năm cao hơn hoặc thấp hơn số đã báo cáo, căn cứ báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp gửi Bộ Tài chính điều chỉnh trong lần cấp tiếp theo. Trường hợp số hộ nghèo và hộ chính sách xã hội cao hơn so với số đã báo cáo, Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tạm ứng ngân sách địa phương kịp thời chi trả tiền điện hỗ trợ cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.
Điều 7. Kế toán, kiểm soát và quyết toán
1. Kho bạc Nhà nước huyện nơi đơn vị giao dịch có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chi trả theo quy định. Hồ sơ kiểm soát chi đối với kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo gồm: Danh sách các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quyết định điều chỉnh hộ nghèo và hộ chính sách xã hội của cơ quan có thẩm quyền trong năm (nếu có), Quyết định hỗ trợ tiền điện của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, hóa đơn thanh toán tiền điền của hộ chính sách xã hội, đề nghị rút kinh phí của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch hạch toán kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn vào Chương 760, Loại 520, Khoản 528, Mục 7100, Tiểu mục 7149 và thực hiện quyết toán kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội vào ngân sách cấp huyện, không quyết toán vào ngân sách cấp xã, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài chính theo quy định.
3. Sở Tài chính tổng hợp kinh phí hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn vào quyết toán ngân sách địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 8. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Tổ chức, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, chi trả, giám sát, kiểm tra, thanh tra và quyết toán kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, đảm bảo việc chi trả kịp thời, đúng thời gian, đúng đối tượng quy định.
b) Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đoàn thể xã hội các cấp ở địa phương, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện chính sách.
c) Định kỳ, đột xuất thực hiện báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Công thương tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.
a) Có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp quyết toán kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.
b) Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Công thương:
a) Thẩm định danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội do Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập theo quy định; tổng hợp danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện báo cáo Uỷ ban dân cấp tỉnh đồng gửi Sở Tài chính.
b) Giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.
c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.
a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan và Uỷ ban nhân dân xã, Kho bạc nhà nước tổ chức theo dõi tình hình cấp phát thanh toán kinh phí thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Quyết số 28/2014/QĐ-TTg.
b)Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiền điện trên địa bàn.
a) Có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, chi trả, giám sát, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp quyết toán kinh phí thực hiện hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.
b) Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.
6. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Phòng Công thương:
a) Thẩm định danh sách hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập theo quy định.
b) Giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.
c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn.
a) Có trách nhiệm chi trả trực tiếp hỗ trợ tiền điện đến các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và chế độ quy định.
b) Thường xuyên cập nhật danh sách các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội thuộc diện hỗ trợ tiền điện báo cáo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung.
c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo quy định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng 7 năm 2014 và áp dụng chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội từ ngày 01/6/2014.
2. Các Bộ, cơ quan Trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền địa phương cấp dưới tổ chức thực hiện.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam
Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 28 tháng 8 năm 2001, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam như sau:
Thông tư này quy định đối với khoản lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực và các loại giấy tờ cho người Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam (gọi chung là lệ phí xuất nhập cảnh) do các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tổ chức thu tại Việt Nam.
Công dân Việt Nam khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng cấp hộ chiếu (bao gồm cấp mới và cấp lại do bị hư hỏng hoặc bị mất hộ chiếu), giấy tờ có liên quan đến việc cấp hộ chiếu (nếu có) và người nước ngoài khi được các cơ quan này cấp thị thực; hoặc người Việt Nam và người nước ngoài khi được các cơ quan này cấp các loại giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc cư trú tại Việt Nam phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này;
Điều 3. Những trường hợp được miễn nộp lệ phí
1. Khách mời (kể cả vợ hoặc chồng, con) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân.
2. Viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của gia đình họ (vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi), không phải là công dân Việt Nam và không thường trú tại Việt Nam, được miễn lệ phí trên cơ sở có đi có lại.
3. Người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ hoặc hộ chiếu phổ thông do nước ngoài cấp và được miễn thu lệ phí thị thực theo các Hiệp định, Thỏa thuận giữa Việt Nam và nước mà người nước ngoài đó là công dân hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
4. Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
5. Những người thuộc diện được miễn thu lệ phí theo quyết định cụ thể của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Những trường hợp được miễn thu lệ phí quy định trên đây, cơ quan thu lệ phí phải đóng dấu "miễn thu lệ phí" (GRATIS) vào giấy tờ đã cấp.
Trường hợp người Việt Nam và người nước ngoài đã nộp lệ phí cấp hộ chiếu, giấy tờ có liên quan gắn liền việc cấp hộ chiếu và thị thực nhưng không đủ điều kiện được cấp những giấy tờ này thì cơ quan thu lệ phí thực hiện hoàn trả số tiền lệ phí đã thực nộp khi có thông báo không đủ điều kiện được cấp bằng nguồn tiền thu lệ phí xuất nhập cảnh. Tiền lệ phí không được hoàn trả lại nếu đương sự từ chối không nhận kết quả xử lý hồ sơ.
Mức thu lệ phí xuất nhập cảnh được quy định cụ thể tại Biểu mức thu lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Mức thu chuyển đổi thị thực chưa sử dụng xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam từ 01 lần thành nhiều lần, từ nhiều lần thành nhiều lần trong thời hạn thị thực gốc hoặc vượt quá thời hạn thị thực gốc nhưng không chuyển đổi mục đích sử dụng: Khách phải trả tiền chênh lệch bằng số tiền mức lệ phí thị thực mới trừ đi mức lệ phí thị thực cũ đã nộp.
Lệ phí xuất nhập cảnh thu bằng Việt Nam đồng. Đối với mức thu quy định bằng đôla Mỹ (USD) thì được thu bằng USD hoặc thu bằng Việt Nam đồng trên cơ sở quy đổi từ USD ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán ngoại tệ bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền lệ phí.
Điều 5. Tổ chức thu, nộp và quản lý sử dụng
1. Cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng thực hiện cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về xuất cảnh, nhập cảnh hoặc cư trú tổ chức thu lệ phí xuất nhập cảnh (dưới đây gọi chung là cơ quan thu lệ phí xuất nhập cảnh) theo quy định:
a) Niêm yết công khai tại nơi thu lệ phí về đối tượng thu, mức thu theo đúng quy định tại Thông tư này. Khi thu tiền phải cấp biên lai thu lệ phí cho người nộp tiền (biên lai nhận tại cơ quan thuế địa phương nơi cơ quan thu đóng trụ sở chính và được quản lý, sử dụng theo chế độ hiện hành).
b) Mở tài khoản tạm giữ tiền thu lệ phí xuất nhập cảnh tại Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính; hàng ngày hoặc chậm nhất là sau một ngày phải lập bảng kê, gửi tiền lệ phí đã thu được vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và quản lý theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
c) Đăng ký, kê khai, nộp lệ phí với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở chính; thực hiện thanh toán, quyết toán biên lai thu lệ phí và quyết toán thu, nộp tiền thu lệ phí với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo đúng quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC.
2. Cơ quan thu lệ phí được trích 30% (ba mươi phần trăm) trên tổng số tiền lệ phí thu được trong kỳ để chi phí cho công việc thu lệ phí theo nội dung cụ thể sau:
a) Chi mua hoặc in ấn hộ chiếu, thị thực và các loại giấy tờ khác về xuất nhập cảnh; các loại biểu mẫu liên quan phục vụ cho việc thu lệ phí xuất nhập cảnh.
b) Chi mua văn phòng phẩm, công tác phí (đi lại, lưu trú) theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
c) Chi sửa chữa công cụ, phương tiện phục vụ cho công việc thu lệ phí.
d) Chi trả tiền công, các khoản đóng cho lao động hợp đồng (nếu có) theo chế độ quy định. Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ cho công chức, viên chức thực hiện thu lệ phí theo quy định hiện hành.
e) Chi mua sắm vật tư, công cụ, thiết bị làm việc và các khoản chi thường xuyên khác liên quan trực tiếp đến việc thu lệ phí.
f) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi; mức trích lập 2 (hai) quỹ tối đa không quá 3 (ba) tháng tiền lương thực hiện trong năm của bộ phận trực tiếp thu lệ phí xuất nhập cảnh nếu số thu cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng tiền lương thực hiện trong năm nếu số thu thấp hơn hoặc bằng năm trước.
g) Chi cho việc lưu trữ, trục xuất người nước ngoài cư trú trái phép tại Việt Nam về nước.
h) Chi phí khác phục vụ công tác quản lý xuất nhập cảnh do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định.
Toàn bộ số tiền lệ phí xuất nhập cảnh được trích theo quy định trên đây, cơ quan thu phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.
Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng thực hiện điều hòa số tiền được trích (30% trên tổng số tiền thực thu được) giữa các đơn vị thu lệ phí xuất nhập cảnh thuộc nội bộ ngành để đảm bảo chi phí phục vụ cho việc thu lệ phí xuất nhập cảnh.
3. Tổng số tiền lệ phí xuất nhập cảnh thực thu được, sau khi trừ số được trích để lại theo tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều này, số còn lại (70%) nộp vào ngân sách nhà nước theo Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành. Số nộp ngân sách nhà nước được phân cấp cho các cấp ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Việc lập và chấp hành dự toán thu – chi, quyết toán thu – chi tiền thu lệ phí xuất nhập cảnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ... tháng ... năm 2015. Thay thế Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam; Thông tư số 113/2009/TT-BTC ngày 02/6/2009, Thông tư số 97/2011/TT-BTC ngày 05/7/2011 và Thông tư số 190/2012/TT-BTC ngày 09/11/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp lệ phí và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./.
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
BIỂU MỨC THU LỆ PHÍ CẤP HỘ CHIẾU, THỊ THỰC VÀ CÁC LOẠI GIẤY TỜ VỀ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH VÀ CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số .../2015/TT-BTC ngày ... tháng ... năm 2015 của Bộ Tài chính)
I. Mức thu đối với công dân Việt Nam.
+ Cấp lại do bị hư hỏng hoặc bị mất
Giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào hoặc Việt Nam - Cămpuchia:
Giấy thông hành xuất nhập cảnh cho nhân viên mậu dịch, cán bộ vùng biên giới Việt Nam sang vùng biên giới của Trung Quốc:
Giấy thông hành xuất nhập cảnh cho dân cư ở các xã biên giới Việt nam qua lại các xã biên giới Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam:
Giấy thông hành nhập xuất cảnh cho công dân Việt nam sang công tác, du lịch các tỉnh, thành phố biên giới Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam
Cấp công hàm xin thị thực nhập cảnh nước đến
Cấp công hàm xin thị thực quá cảnh nước thứ ba
Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự
1. Trường hợp bổ sung, sửa đổi nội dung của hộ chiếu, giấy thông hành thì thu bằng 25% mức thu tương ứng cùng loại.
2. Trẻ em đi cùng thân nhân có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu thu bằng 25% mức thu tương ứng cùng loại.
II. Mức thu đối với người nước ngoài và người Việt Nam
Cấp thị thực có giá trị một lần
Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:
Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng
Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm
Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm
Loại có giá trị trên 02 năm đến 03 năm
Loại có giá trị trên 03 năm đến 04 năm
Loại có giá trị trên 04 năm đến 05 năm
Chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ hộ chiếu cũ đã hết hạn sử dụng sang hộ chiếu mới.
Sửa đổi, bổ sung các nội dung khác đã ghi trong thị thực
Có giá trị trên 1 năm đến 2 năm
Có giá trị trên 2 năm đến 3 năm
Cấp thẻ thường trú (nhưng không thu đối với cấp đổi)
Cấp giấy phép vào khu vực cấm, vào khu vực biên giới; giấy phép cho công dân Lào sử dụng giấy thông hành biên giới vào các tỉnh nội địa của Việt Nam.
Cấp thẻ du lịch (đối với khách du lịch Trung Quốc)
Cấp thị thực cho khách tham quan, du lịch quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu
Ghi chú: Đối với trường hợp bị mất, hư hỏng các giấy tờ nêu trên phải cấp lại áp dụng mức thu như cấp mới.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tư này quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức, cá nhân cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
4. Tổ chức và cá nhân khác hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa có liên quan đến thương mại.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
2. “Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa” là chứng từ được phát hành dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ hàng hóa, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo các quy định về quy tắc xuất xứ không ưu đãi được hướng dẫn tại Nghị định số 19/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
3. "Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa" (sau đây gọi là C/O) là chứng từ chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ hàng hóa.
4 “Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa” là văn bản do người sản xuất, xuất khẩu hoặc người nhập khẩu ban hành để xác nhận xuất xứ của hàng hóa dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ.
Tự chứng nhận xuất xứ mẫu D là việc thương nhân tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D trong khuôn khổ thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
5. “Kiểm tra xuất xứ” là việc cơ quan hải quan căn cứ vào các quy định của pháp luật về xuất xứ để tiến hành kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa, sự phù hợp giữa các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực tế hàng hóa.
6. “Xác minh xuất xứ” là việc cơ quan hải quan căn cứ vào các quy định pháp luật để yêu cầu người khai hải quan, người sản xuất, người xuất khẩu và cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước sản xuất, nước xuất khẩu hoặc các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ của Việt Nam xác minh tính xác thực, hợp lệ, hợp thức của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
7. Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ là việc cơ quan hải quan căn cứ quy định pháp luật xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ do người khai hải quan nộp không hợp lệ và từ chối yêu cầu của người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
8. C/O giáp lưng là C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền Nước xuất khẩu trung gian dựa trên C/O của Nước xuất khẩu đầu tiên theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
QUY ĐỊNH VỀ NỘP CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Điều 4. Các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan
1. Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo quy định của pháp luật và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó thì phải nộp cho cơ quan hải quan một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất, nước xuất khẩu: 01 bản chính.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: 01 bản chính
2. Hàng hóa có xuất xứ từ những nước được hưởng ưu đãi theo thuế suất tối huệ quốc MFN trên cơ sở có đi có lại hoặc trên cơ sở đơn phương, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó thì phải nộp cho cơ quan hải quan một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất, xuất khẩu: 01 bản chính; hoặc
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do người sản xuất, người xuất khẩu của nước xuất khẩu cấp: 01 bản chính; hoặc
c) Cam kết xuất xứ hàng hóa nhập khẩu của người khai hải quan trong trường hợp không có các chứng từ quy định tại điểm a, điểm b khoản này: 01 bản chính theo Mẫu ...
a) C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất, xuất khẩu: 01 bản chính;
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do người sản xuất, người xuất khẩu của nước xuất khẩu cấp: 01 bản chính.
Trong trường hợp không có các chứng từ nêu trên tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì người khai hải quan phải khai xuất xứ của hàng hóa đó trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung khai xuất xứ.
3. Hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước hoặc nhóm nước cùng là thành viên theo danh mục tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, người nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu: 01 bản chính; hoặc
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ của người sản xuất, người xuất khẩu được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu: 01 bản chính.
4. Hàng hoá thuộc diện có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu: 01 bản chính.
5. Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu: 01 bản chính.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ của người sản xuất, người xuất khẩu được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu: 01 bản chính.
6. C/O phải có chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu chính thức của tổ chức cấp. Chứng từ chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký của người sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa đó, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Chữ ký và con dấu có thể được thể hiện dưới dạng điện tử theo quy định của pháp luật hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 5. Các trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ
1. Hàng hóa áp dụng thuế suất ưu đãi có trị giá tính thuế không vượt quá 200 đô la Mỹ hoặc không vượt quá trị giá quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên với điều kiện hàng hóa nhập khẩu không phải bị chia nhỏ từ các lô hàng lớn với mục đích gian lận để khai báo hưởng mức thuế suất ưu đãi.
2. Hàng hóa áp dụng thuế suất thông thường và không thuộc quy định tại các khoản 3, khoản 4 và khoản5 Điều 4 Thông tư này.
Điều 6. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ
1. Thời điểm nộp C/O mẫu D, E, AK, AANZ, AI, AJ, VJ, VC và chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mẫu D:
a) Người khai hải quan phải nộp C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm làm thủ tục hải quan được tính từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm giải phóng hàng, thông quan hàng hóa.
b) Trường hợp chưa có C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải khai báo việc nộp bổ sung trên tờ khai hải quan và nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trong thời gian chưa nộp, người khai hải quan khai báo theo mức thuế suất MFN.
c) Ngoài thời hạn nêu trên, người khai hải quan có thể đề nghị nộp bổ sung C/O và chứng từ tự chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp:
c.1) Trường hợp tại thời điểm nhập khẩu, người khai hải quan khai thuế suất MFN khi làm thủ tục hải quan, không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS hoặc người khai hải quan khai bổ sung mã HS, người khai hải quan đề nghị được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ.
c.2) Trường hợp tại thời điểm nhập khẩu, hàng hóa thuộc đối tượng theo diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan (hoặc doanh nghiệp tự phát hiện) xác định hàng hóa không thuộc diện ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp đề nghị được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ.
2. Thời điểm nộp đối với C/O mẫu VK (KV):
a) Người khai hải quan phải nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm làm thủ tục hải quan được tính từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm giải phóng hàng, thông quan hàng hóa.
b) Trường hợp không có C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải khai báo việc nộp bổ sung C/O trên tờ khai hải quan và nộp C/O trong vòng 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trong thời gian chưa nộp C/O, người khai hải quan khai báo theo mức thuế suất MFN.
3. Hàng hoá quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư này:
Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Thời điểm làm thủ tục hải quan được tính từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm giải phóng hàng, thông quan hàng hóa.
4. Hàng hóa quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này:
Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Thời điểm làm thủ tục hải quan được tính từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm giải phóng hàng, thông quan hàng hóa.
Trường hợp người khai hải quan không nộp tại điểm làm thủ tục hải quan, hàng hóa sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ tương ứng. Hàng hóa được thông quan nếu đáp ứng đủ điều kiện để nhập khẩu.
Điều 7. Hồ sơ xác định trước xuất xứ
Người xuất khẩu, nhập khẩu gửi hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hoá đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, gồm:
1. Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số 01/XĐTXX/GSQL ban hành kèm Phụ lục Thông tư này.
2. Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên vật liệu do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp.
3. Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cấp.
4. Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.
Điều 8. Trình tự thông báo xác định trước xuất xứ
1. Trường hợp không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này, hồ sơ xác định trước xuất xứ quy định tại Điều 8 Thông tư này, Tổng cục Hải quan có văn bản từ chối xác định trước gửi người khai hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
2. Đối với trường hợp thông thường, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
3. Đối với trường hợp phức tạp cần xác minh và tham vấn các cơ quan chứng năng liên quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
Điều 9. Thông báo xác định trước xuất xứ
1. Văn bản thông báo kết quả xác định trước được gửi cho tổ chức, cá nhân, đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và công khai trên trang điện tử của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước, người khai hải quan có văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo kết quả xác định trước.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với hàng hóa thông thường) hoặc 30 ngày làm việc (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, tham vấn với cơ quan chức năng liên quan) kể từ ngày nhận được yêu cầu của người khai hải quan, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời kết quả cho người khai hải quan.
2. Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước: Văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ có hiệu lực 03 năm kể từ ngày Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành.
3. Hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực của văn bản thông báo xác định trước xuất xứ:
a) Trường hợp phát hiện hồ sơ xác định trước do người khai hải quan cung cấp không chính xác, không trung thực, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản hủy bỏ hiệu lực văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ.
b) Trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực kết quả xác định xuất xứ.
c) Cơ quan hải quan công khai kết quả văn bản thông báo kết quả xác định trước trên hệ thống thông tin của cơ quan hải quan.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
Điều 10. Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
1. Xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được xác định dựa trên nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực tế hàng hoá.
2. Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc trên cơ sở thông tin cảnh báo về chuyển tải bất hợp pháp, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, bao gồm:
a) Chứng từ chứng nhận xuất xứ (nếu có): 01 bản sao;
b) Quy trình sản xuất: 01 bản sao;
c) Bảng kê chi phí chi tiết nguyên liệu đầu vào, trị giá sản phẩm đầu ra kèm hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị”: 01 bản sao.
d) Bảng kê chi tiết nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra: 01 bản sao đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Chuyển đổi mã số hàng hoá”.
Người khai hải quan gửi các chứng từ trên cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Người khai hải quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh cho cơ quan hải quan trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan yêu cầu.
3. Trường hợp người khai hải quan không xuất trình được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan tiến hành xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
4. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định.
Điều 11. Thủ tục kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1. Trường hợp thực hiện kiểm tra, xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất hàng hoá, cơ quan hải quan gửi thông báo bằng văn bản về việc tiến hành kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất cho người sản xuất.
2. Văn bản thông báo bao gồm các nội dung: Phạm vi đề nghị kiểm tra, bao gồm cả dẫn chiếu liên quan đến hàng hóa chịu sự kiểm tra; và tên và chức danh của cán bộ đi kiểm tra.
3. Cơ quan hải quan phải nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bị kiểm tra trước khi tiến hành đi kiểm tra.
4. Trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận kiểm tra của doanh nghiệp bị kiểm tra trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.
a) Kiểm tra hồ sơ hải quan, báo cáo quyết toán, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên vật liệu dùng trong sản xuất, vật tư, máy móc, thiết bị nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác mà người khai hải quan phải lưu theo quy định;
b) Kiểm tra quy trình sản xuất.
a) Cơ quan hải quan ban hành Quyết định kiểm tra, thông báo cho doanh nghiệp về Quyết định kiểm tra trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký
b) Kể từ ngày gửi Quyết định, cơ quan hải quan tiến hành thực hiện việc kiểm tra trong vòng 05 ngày làm việc đối với trường hợp thông thường. Đối với trường hợp phức tạp, thời gian kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
c) Việc kiểm tra được thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian theo qui định, không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của tổ chức, các nhân. Toàn bộ nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa đại diện có thẩm quyền của tổ chức, các nhận và đoàn kiểm tra.
a) Kết quả kiểm tra được thông báo cho doanh nghiệp chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp để doanh nghiệp biết, giải trình (nếu có);
b) Giải trình của doanh nghiệp phải được thông báo bằng văn bản tới cơ quan hải quan trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra. Quá thời hạn nêu trên mà cơ quan hải quan không nhận được giải trình của Doanh nghiệp thì cơ quan hải quan tiến hành xử lý theo quy định
c) Đối với trường hợp phức tạp, chưa đủ cơ sở kết luận thì cơ quan hải quan có thể tham vấn ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra;
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều 12. Căn cứ kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Khi kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá nhập khẩu, cơ quan hải quan căn cứ vào:
1. Các quy định của pháp luật liên quan đến xuất xứ hàng hóa;
2. Các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên tham gia ký kết;
3. Các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
4. Các quy định tại Thông tư hướng dẫn thực hiện các Hiệp định thương mại tự do và Quyết định, Thông tư hướng dẫn về chứng từ chứng nhận xuất xứ;
5. Hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa
Điều 13. Kiểm tra hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ
1. Các nội dung khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ phải phù hợp với chứng từ khác trong hồ sơ hải quan. Người khai hải quan không được tự ý sửa chữa các nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ, trừ trường hợp việc sửa chữa do chính cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện.
Đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, nội dung khai báo về xuất xứ phải được thể hiện dưới hình thức đánh máy, trừ trường hợp có quy định khác trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Nhiều mặt hàng có thể được khai trên cùng một chứng từ chứng nhận xuất xứ, với điều kiện từng mặt hàng phải đáp ứng các quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng đó.
Số lượng mặt hàng được khai báo trên cùng một chứng từ chứng nhận xuất xứ thực hiện theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Một hoặc nhiều mặt hàng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ chưa thỏa mãn điều kiện xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu không ảnh hưởng hoặc trì hoãn việc áp dụng thuế suất ưu đãi và thông quan hàng hóa đối với những mặt hàng còn lại trên chứng từ chứng nhận xuất xứ đó.
Điều 14. Kiểm tra nội dung khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ
1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ phải bao gồm tối thiểu các thông tin sau trừ trường hợp quy định khác trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
c) Mã số hàng hóa, mô tả hàng hóa;
d) Trọng lượng, khối lượng hàng hóa, trị giá hàng hóa;
g) Ngày/ tháng/ năm cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ;
h) Chữ ký của người có thẩm quyền.
2. Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ đó đối với phần hàng hoá thực nhập; Khi nhập khẩu những mặt hàng còn lại trên chứng từ chứng nhận xuất xứ, người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ phù hợp tại thời điểm nhập khẩu.
3. Trường hợp số lượng hoặc trọng lượng thực tế hàng nhập khẩu vượt quá số lượng hoặc trọng lượng hàng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ xuất xứ đó đối với số lượng hoặc trọng lượng khai báo trên chứng từ xuất xứ.
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
2. Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”, nhầm lẫn trong việc đánh dấu;
3. Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và chữ ký mẫu;
4. Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và các chứng từ khác (hóa đơn, vận tải đơn,…);
5. Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;
6. Sự khác biệt về màu mực (đen hoặc xanh) của các nội dung khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ;
7. Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và chứng từ khác;
8. Sự khác biệt mã số trên chứng từ chứng nhận xuất xứ với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa.
Điều 16. Trừ lùi chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa đưa từ kho ngoại quan vào nội địa
1. Trường hợp một lô hàng đưa vào kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa nhiều lần tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lưu giữ lô hàng đó thì được sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để theo dõi trừ lùi cho từng lần nhập khẩu vào nội địa.
2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ được nộp cho cơ quan hải quan quản lý kho ngoại quan nơi lưu giữ lô hàng đó khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên từ kho ngoại quan vào nội địa.
3. Thủ tục lập phiếu theo dõi trừ lùi:
a) Trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đầu tiên, người khai hải quan đăng ký theo dõi trừ lùi chứng từ chứng nhận xuất xứ trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gửi tới Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lưu giữ lô hàng.
b) Trên cơ sở đề nghị trừ lùi của người khai hải quan, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lập Phiếu theo dõi trừ lùi trên hệ thống theo mẫu số… Phụ lục …ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo cho người khai hải quan trên hệ thống.
c) Khi tiến hành làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng, người khai hải quan khai báo số tham chiếu của Phiếu theo dõi trừ lùi trên tờ khai hải quan.
d) Công chức đăng ký tờ khai tra cứu nội dung Phiếu theo dõi trừ lùi trên hệ thống, ghi số lượng trừ lùi vào Phiếu theo dõi tương ứng với số lượng hàng hóa được nhập khẩu..
đ) Khi người khai hải quan nhập khẩu hết số lượng hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan tổng hợp lượng hàng hóa đã nhập khẩu, xác nhận đã nhập khẩu hết lượng hàng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và Phiếu theo dõi lùi trên hệ thống.
4. Trường hợp doanh nghiệp đưa hàng vào kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa thành nhiều lần tại các Chi cục Hải quan khác nhau, cơ quan hải quan căn cứ chứng từ chứng nhận xuất xứ được nộp cho từng lần nhập khẩu để xem xét xác định mức thuế suất ưu đãi.
1. Các trường hợp sau được coi là vận tải trực tiếp, trừ trường hợp có quy định khác tại các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
a) Vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của Nước xuất khẩu tới lãnh thổ của Nước nhập khẩu.
b) Hàng hoá được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước, ngoài nước nhập khẩu hoặc nước xuất khẩu với điều kiện:
b.1) Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải;
b.2) Hàng hoá không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; và
b.3) Hàng hoá không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ hàng hoá trong điều kiện tốt.
2. Trường hợp phải nộp chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp:
a) Các trường hợp hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư này, người khai hải quan không phải xuất trình chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp.
b) Trường hợp hàng hóa thuộc phạm vi tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này và hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước không phải là thành viên, người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp cho cơ quan hải quan.
c) Trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, người khai hải quan không phải nộp chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp.
d) Trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ quy định tại khoản 3 khoản 4 và khoản5 Điều 4, Thông tư này và hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước trung gian, không phải là nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ để chứng minh đáp ứng quy định về vận tải trực tiếp.
3. Chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp:
Trường hợp phải nộp chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp thì người khai hải quan nộp một trong các chứng từ sau, trừ trường hợp quy định khác tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
a) Chứng từ do cơ quan hải quan nước quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước đó và chưa được làm thủ tục để thông quan; hoặc
b) Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng xuất nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; Hàng hoá không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; Hàng hoá không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hoá trong điều kiện tốt. Đối với giấy xác nhận phát hành bởi công ty con, chi nhánh hay đại lý của công ty vận tải, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng tại Việt Nam thì cần thêm giấy ủy quyền của chính hãng vận tải; hoặc
c) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, số container, số chì không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam thì xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và lệnh giao hàng của hãng tàu, trong đó thể hiện số container, số chì không thay đổi.
Điều 18. Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với các tờ khai chuyển loại hình
1. Trường hợp đăng ký tờ khai chuyển đổi loại hình, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm mở tờ khai chuyển đổi loại hình.
2. Trường hợp người khai hải quan đã nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ cho tờ khai hải quan ban đầu theo quy định về các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ tại Điều 4, cơ quan hải quan căn cứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ đã nộp để kiểm tra và xác định xuất xứ. Hàng hóa phải đảm bảo tính nguyên trạng về xuất xứ từ thời điểm mở tờ khai nhập khẩu trước đó.
3. Việc kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ được thực hiện tương tự hàng hoá nhập khẩu quy định tại Chương này.
Điều 19. Trường hợp hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một bên thứ ba. Trên chứng từ chứng nhận xuất xứ phải khai báo thông tin về tên và nước của công ty phát hành hóa đơn theo quy định tại các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Đối với trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên, người khai hải quan sẽ khai báo số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan và được miễn kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan để kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
THỦ TỤC XÁC MINH VÀ TỪ CHỐI CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
Điều 21. Xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ
1. Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp với bộ hồ sơ hải quan và các quy định về kiểm tra xuất xứ hàng nhập khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan giải trình, cung cấp thêm tài liệu để chứng minh xuất xứ hàng hoá.
Các chứng từ người khai hải quan cung cấp để chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
a.) Quy trình sản xuất: 01 bản sao;
b.) Bảng kê chi phí chi tiết nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị”: 01 bản sao đối
c.) Bảng kê chi tiết nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Chuyển đổi mã số hàng hoá”: 01 bản sao
2. Trường hợp người khai hải quan không cung cấp được chứng từ chứng minh xuất xứ hoặc cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
a) Đối với trường hợp xXác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ trong quá trình làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường.
b) Đối với trường hợp Xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ phát sinh trong quá trình kiểm tra sau thông quan, trong thời gian chờ kết quả xác minh, thuế suất nhập khẩu vẫn được áp dụng theo mức thuế suất đã áp dụng tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
3. Thủ tục xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ:
a) Đối với C/O được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, cơ quan hải quan gửi đề nghị xác minh dưới hình thức văn bản tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Yêu cầu xác minh có thể gửi dưới hình thức điện tử tới đầu mối liên hệ của nước xuất khẩu.
b) Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ khác, cơ quan hải quan gửi đề nghị xác minh dưới hình thức văn bản tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất hoặc xuất khẩu phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Yêu cầu xác minh phải được gửi dưới hình thức văn bản.
c) Yêu cầu kiểm tra phải được gửi kèm với chứng từ chứng nhận xuất xứ liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy rằng các chi tiết ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên.
đ) Toàn bộ quá trình tiến hành xác minh chứng từ với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền được hoàn thành trong vòng một trăm tám mươi (150) ngày, trừ trường hợp được quy định khác tại các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Quá thời hạn này mà cơ quan hải quan không nhận được kết quả xác minh, chứng từ chứng nhận xuất xứ sẽ được từ chối theo quy định tại Điều 17, Thông tư này.
đ) Trường hợp cơ quan hải quan nhận được thông báo kết quả xác minh quá thời hạn nêu tại điểm d Điều 16 căn cứ trên kết quả xác minh và giải trình của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ, cơ quan hải quan có thể xem xét chấp nhận lại chứng từ chứng nhận xuất xứ.
Điều 22. Kiểm tra trực tiếp tại nước xuất khẩu
1. Trong trường hợp kết quả xác minh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ không đủ để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan có thể tiến hành kiểm tra, xác minh tại nước xuất khẩu để xác định xuất xứ hàng hóa.
2. Trước khi đi kiểm tra trực tiếp tại nước xuất khẩu, cơ quan hải quan tiến hành:
a) Gửi thông báo bằng văn bản về dự định đi kiểm tra trực tiếp tại Nước thành viên xuất khẩu tới Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra trực tiếp; tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu sẽ bị kiểm tra trực tiếp; cơ quan Hải quan của Nước thành viên nơi sẽ bị kiểm tra trực tiếp; và Người nhập khẩu có hàng hóa cần phải kiểm tra.
b) Văn bản thông báo bao gồm các nội dung: Tên của cơ quan Hải quan ra thông báo; Tên của Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp; Ngày dự kiến đi kiểm tra trực tiếp; Phạm vi đề nghị kiểm tra, bao gồm cả dẫn chiếu liên quan đến hàng hóa chịu sự kiểm tra; và Tên và chức danh của cán bộ đi kiểm tra.
3. Cơ quan hải quan phải nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp trước khi tiến hành đi kiểm tra trực tiếp.
Trường hợp không nhận được văn bản chấp thuận kiểm tra của Người xuất khẩu hoặc người sản xuất trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan tiến hành từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa đang tiến hành kiểm tra.
4. Cơ quan hải quan tiến kiểm tra tại cơ sở sản xuất phải cung cấp cho Người xuất khẩu hoặc Người sản xuất và Tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân cấp C/O có liên quan quyết định về việc kết luận sản phẩm được kiểm tra có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ hay không.
5. Xác minh tại cơ sở sản xuất bao gồm đi thực tế và xác định xuất xứ của hàng hóa có liên quan được thực hiện. Quá trình tiến hành xác minh tại nước xuất khẩu và ra thông báo kết luận về kết quả của quá trình xác minh phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày kể ngày đi kiểm tra tại nước xuất khẩu, trừ trường hợp được quy định khác tại các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
6. Người sản xuất và/hoặc người xuất khẩu đã đồng ý tiến hành xác minh tại cơ sở sản xuất phải hỗ trợ trong quá trình xác minh, tiếp cận cơ sở sản xuất, kinh doanh, các chứng từ sản xuất và tài chính (kế toán) liên quan đến xác minh tại cơ sở sản xuất và cung cấp thông tin/chứng từ bổ sung nếu được yêu cầu.
7. Nếu có trở ngại do cơ quan hoặc tổ chức của nước sản xuất, nước xuất khẩu đang bị điều tra gây ra trong quá trình xác minh thực thế, dẫn đến việc không thể thực hiện xác minh thực tế thì cơ quan hải quan có quyền từ chối cho hưởng ưu đãi đối với hàng hóa liên quan.
Điều 23. Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
1. Trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở để xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ không phù hợp thì đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt và tính thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường.
2. Cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan về việc từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ dưới hình thức văn bản thông báo hoặc thông báo trực tiếp trên chứng từ chứng nhận xuất xứ bằng cách ghi lý do từ chối trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và gửi trả lại người khai hải quan để người khai hải quan liên hệ với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ.
3. Trong trường hợp nhận được giải trình từ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau khi bị từ chối như nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan hải quan có thể xem xét chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ để cho hưởng thuế suất ưu đãi . Giải trình của tổ chức, cá nhận cấp C/O phải chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2017.
2. Trừ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến xuất xứ ưu đãi nhằm thực thi các Điều ước quốc tế, các quy định về xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu trái với những quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
(LĐ online) - Ngày 30/4/1975, nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Các sự kiện khởi đầu và kết thúc luôn được nhiều người quan tâm và vì vậy sự kiện gắn với ngày thống nhất 30/4/1975 cũng là một trong các sự kiện đó.
1. Lá cờ cắm trên nóc dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
Một số trang mạng xã hội khi đưa tin về sự kiện cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 thường viết là “cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc dinh Độc Lập”. Đó là chi tiết chưa chính xác. Lá cờ cắm trên nóc dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 là cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lá cờ này có màu nửa đỏ nửa xanh dương và có ngôi sao vàng ở giữa, đó là quốc kỳ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Ngày 20/12/1960 tại Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng khi ấy đang bị giam lỏng ở Tuy Hoà (Phú Yên) được suy cử giữ cương vị Chủ tịch Mặt trận. Sau đó, lực lượng kháng chiến đã lập kế hoạch giải thoát Luật sư thành công và đưa về căn cứ. Phía chính quyền Sài Gòn và Mỹ thường dùng từ “Việt Cộng” hoặc “VC” để gọi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
2. Có 2 tuyên bố của ông Dương Văn Minh vào sáng ngày 30/4/1975
Hiện nay, hầu như ai cũng biết rằng trưa 30/4/1975, trên Đài Phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng hoà (tên gọi theo danh từ) Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh (có chữ Đại tướng chứ không như một số bài viết không có chữ “đại tướng”), Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam”".
Tuy nhiên, đó là tuyên bố thứ 2 của ông Dương Văn Minh, trước đó vào hồi 9h30, trên Đài Phát thanh Sài Gòn đã phát đi lời tuyên bố của ông Dương Văn Minh: “Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng và ở đâu (thì) ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chánh quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào”.
3. Tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu
Sau tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, luật sư Vũ Văn Mẫu đã nói: “Trong tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc, tôi, giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc và trở lại sinh hoạt bình thường. Các nhân viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ theo sự hướng dẫn của cách mạng”.
Theo dự kiến, trưa 30/4/1975, Chính phủ Vũ Văn Mẫu sẽ trình diện Tổng thống Dương Văn Minh và trong buổi trình diện này có một bài diễn văn đã được chuẩn bị sẵn để đọc trong buổi ra mắt. Tuy nhiên, trưa hôm đó, quân giải phóng vào dinh nên bài diễn văn bị bỏ dở. Thế nhưng, tinh thần của bài diễn văn ấy thể hiện rõ tinh thần dân tộc của những người trí thức khi ấy: “Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã từng nhiều lần kêu gọi phía Việt Nam Cộng hòa có một Chánh phủ hòa bình, với các nhân vật không dính líu với chế độ Nguyễn Văn Thiệu, để tái lập thương nghị. Chính phủ hòa bình nay giờ đây đã được thành lập. Thành phần thứ ba đã đứng lên để đóng góp cho sứ mạng hòa bình, cho sự nghiệp hòa giải và hòa hợp dân tộc. Đồng bào toàn quốc đang trông chờ từng ngày, từng giờ, từng phút để máu và nước mắt dân tộc ngưng chảy vì chiến cuộc. Chúng tôi thiết nghĩ rằng, những người anh em phía bên kia chắc cũng không vui sướng trước cảnh súng đao và các tang tóc điêu tàn của đồng bào ruột thịt. Chúng tôi tin tưởng rằng mọi vấn đề dù khó khăn đến đâu, cũng có thể được giải quyết trên bàn hội nghị với tinh thần hòa giải, hòa hợp và tình huynh đệ giữa những người con cùng một mẹ Việt Nam. Tại sao chúng ta còn cần phải bắn giết lẫn nhau, gây thêm tang tóc, đau thương, cùng cực cho nhau, khi chính sách Nguyễn Văn Thiệu đã cáo chung và các người lãnh đạo chế độ này đã đưa nhau xa lìa tổ quốc, nếu không muốn nói là chạy trốn?”.
4. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam là Chính phủ tồn tại cho tới ngày hiệp thương thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
Tháng 6/1969, tại Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ miền Nam theo Hiệp định Gèneve. Vậy nên ngày 17/4/1975, khi Trung Quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì ngày 20/4/1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã “ra tuyên bố 3 điểm: khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam đối với Hoàng sa, mọi tranh chấp về biển đảo, lãnh thổ sẽ giải quyết bằng thương lượng, sẵn sàng cùng với các bên liên quan bàn bạc”.
Sau khi Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và tuyên bố giải tán hoàn toàn chính quyền từ trung ương đến địa phương và giao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thì Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam là chính phủ hợp pháp của toàn bộ vùng lãnh thổ này.
Từ ngày 15 đến 21/11/1975, hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức để tiến tới thống nhất về mặt nhà nước. Đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Trường Chinh đứng đầu, đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do ông Phạm Hùng đứng đầu. Hội nghị đã tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội thống nhất. Ngày 25/4/1976, tổng tuyển cử trong cả nước được tổ chức, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội Việt Nam thống nhất. Từ ngày 24/6 đến ngày 02/7/1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên, đặt tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, xác định Thủ đô, bầu chính phủ, đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để ra đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của một quốc gia Việt Nam thống nhất.
Thống nhất đất nước là sự kiện vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, vì vậy, các chi tiết liên quan rõ ràng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về các sự kiện lịch sử nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.