Dấu Hiệu Bệnh Tự Kỷ

Dấu Hiệu Bệnh Tự Kỷ

SKĐS - Chị gái tôi sinh cháu được hơn 2 năm nhưng bé có biểu hiện chậm nói, không chú ý đến các phản xạ, đi khám các bác sĩ chẩn đoán bé bị tự kỷ.

SKĐS - Chị gái tôi sinh cháu được hơn 2 năm nhưng bé có biểu hiện chậm nói, không chú ý đến các phản xạ, đi khám các bác sĩ chẩn đoán bé bị tự kỷ.

- Cần làm một số test tâm lý cho trẻ

+ Đánh giá sự phát triển tâm vận động cho trẻ dưới 6 tuổi có thể sử dụng test Denver II, thang Balley. Đối với trẻ lớn trên 6 tuổi có thể làm test trí tuệ như Raven, Gille, WISC. Do có khoảng 70% trẻ có biểu hiện tăng hoạt động nên cần làm một số test về hành vi cảm xúc.

+ Để sàng lọc sớm cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi từ 16 - 24 tháng, áp dụng bảng hỏi M-CHAT (Modified Checklist for Autism in Toddlers) gồm 23 câu hỏi. Nếu kết quả 3 câu trả lời có vấn đề cần lưu ý nguy cơ trẻ bị tự kỷ.

+ Sử dụng thang đo mức độ tự kỷ CARS (Childhood Autism Rating Scale) để phân loại mức độ tự kỷ: Nhẹ, trung bình và nặng. Thang đo này gồm 15 mục và cho điểm mỗi mục từ 1 đến 4 điểm.

Nếu điểm của CARS từ 31 đến 36 điểm là tự kỷ nhẹ và trung bình, nếu từ 36 đến 60 điểm là tự kỷ nặng.

Khi bị bệnh tự kỷ trẻ sẽ mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Cần làm gì khi mắc hội chứng tự kỷ?

Khi có các biểu hiện tự kỷ, người bệnh cần đi khám với chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán chính xác tình trạng cũng như mức độ bệnh. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp.

Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có người mắc bệnh tự kỷ, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.

Trực tiếp thăm khám và điều trị tự kỷ cho trẻ tại Hồng Ngọc là Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ và chậm nói ở trẻ. Bác sĩ Thiện đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho hàng trăm ca bệnh khó về tâm lý trẻ em:

Trẻ thu mình, ngại giao tiếp xã hội

Trẻ không thể ngồi yên, chân tay cử động liên tục

Có những hành vi bất thường như chỉ thích mặc một kiểu quần áo, chỉ ngồi một chỗ…

Rối nhiễu cảm xúc, hoảng sợ mãnh liệt với những sự việc hết sức bình thường như cắt tóc, ánh sáng…

Khó khăn với việc xếp hàng và chờ đến lượt

12 tháng chưa biết bập bẹ, 16 tháng tuổi không nói được bất kỳ từ nào và 24 tháng tuổi trẻ không thể nói được câu nào gồm 2 từ

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thăm khám và trị liệu tâm lý, Ths.Bs Đỗ Trọng Thiện nói riêng và Bệnh viện Hồng Ngọc nói chung luôn nỗ lực mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất cho trẻ em Việt Nam!

KHOA TÂM LÝ VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC

– Địa chỉ: Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tự kỷ không chỉ là bệnh của trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có rất nhiều người mắc phải. Tìm hiểu về các dấu hiệu để phát hiện bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị sớm giúp tăng cơ hội hòa nhập cộng đồng cho người bệnh.

Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh với đặc trưng là tương tác và giao tiếp xã hội kém, sự phát triển trí tuệ không đều, thậm chí chậm phát triển.

Bệnh lý này thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Tuy nhiên nếu các biểu hiện nhẹ thì khó phát hiện, dẫn đến việc điều trị muộn, ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của người bệnh.

Tự kỷ được chia thành 2 loại là:

Tự kỷ bẩm sinh (tự kỷ điển hiện): Đây là dạng tự kỷ được phát hiện ngay khi bé được sinh ra đến khi trẻ được 3 tuổi. Biểu hiện đặc trưng là trẻ chậm phát triển.

Tự kỷ không điển hình: Ở dạng tự kỷ này, em bé vẫn phát triển bình thường từ 12 - 30 tháng tuổi. Sau đó, trẻ đột ngột thoái triển hoặc không phát triển với biểu hiện là mất hết các kỹ năng đã được học và những dấu hiệu khác.

Tự kỷ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tùy vào nhóm tuổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Những em bé bị tự kỷ thường có những biểu hiện dưới đây:

Trẻ không giao tiếp với mẹ và người thân bằng mắt ngay từ khi còn nhỏ, không nhìn thẳng vào mắt người đối diện, khó phân biệt người lạ - người quen, không biết bày tỏ tình yêu thương với bố mẹ… Khi đi học, trẻ thường thu mình, ít chơi đùa với các bạn và không nhận thức được việc cô giáo khen ngợi hay la mắng.

Trẻ có thói quen thích chơi một đồ chơi nhất định, thích quan sát một vài chi tiết nhỏ của đồ chơi. Trẻ có thể phớt lờ lời nói của cha mẹ nhưng lại thích thú với những âm thanh nhỏ tự trẻ tạo ra như tiếng gõ vào đồ vậy, tiếng gãi…

Nhiều trẻ không biết sợ khi gặp nguy hiểm, thậm chí tự gây thương tích cho mình như đánh vào đầu, cào cấu tay chân.

Trẻ thường có biểu hiện chậm nói, chỉ nói được những âm đơn giản, thiếu ngữ điệu. Thường lẩm bẩm một mình hoặc nhại lại lời người khác. Đôi khi lặp đi lặp lại những âm vô nghĩa..

Người lớn bị tự kỷ thường có những biểu hiện sau:

Đối với các mối quan hệ xung quanh:

Gặp vấn đề trong phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội, nét mặt thương không biểu cảm và tư thế cơ thể không được tự nhiên.

Thiếu sự đồng cảm với người khác.

Khó thiết lập tình bạn và khó hòa nhập với mọi người.

Ít quan tâm và chia sẻ với người khác.

Người tự kỷ thường tiếp thu chậm, học tập và làm việc kém năng suất.

Khó bắt đầu một cuộc trò chuyện và khó duy trì cuộc trò chuyện.

Thường có thói quen rập khuôn, lặp đi lặp lại một vài hành động, câu từ nào đó.

Khó hiểu được ý nghĩa của những câu nói ẩn ý.

Người mắc chứng tự kỷ thường tập trung vào một bộ phận cụ thể nào đó của món đồ quen thuộc chứ không quan tâm đến toàn bộ đồ vật. Ví dụ họ có thể chỉ quan sát bánh xe mà không tập trung toàn bộ vào chiếc xe.

Rập khuôn các hành vi một cách máy móc, thiếu tính linh hoạt.

Tỏ ra quan tâm về một chủ đề nhất định nào đó. Ví dụ, bị thu hút bởi trò chơi điện tử mà không quan tâm đến những thứ khác.

Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ

Tùy vào mức độ tự kỷ và thời điểm can thiệp, có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Mục tiêu của việc điều trị tự kỷ là tối đa hóa tính độc lập và giảm các hành vi có khả năng hạn chế kỹ năng.

Để điều trị hiệu quả bệnh tự kỷ, có thể lựa chọn hoặc kết hợp các liệu pháp dưới đây:

Liệu pháp can thiệp hành vi nên được bắt đầu từ sớm để nhắm vào các triệu chứng của tự kỷ dựa vào nguyên tắc sửa đổi hành vi. Đây là một quá trình can thiệp hành vi chuyên sâu giúp cải thiện các hành vi mong muốn và giảm thiểu các hành vi không mong muốn.

Tùy vào độ tuổi, mục tiêu hoặc các kỹ năng của người bệnh sẽ có cách tiếp cận khác nhau. Biện pháp can thiệp hành vi được chứng minh là có hiệu quả khi áp dụng cho nhiệm vụ học tập, các kỹ năng xã hội, giao tiếp, kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp.

Người mắc bệnh tự kỷ cần có một kế hoạch giáo dụng chuyên sâu và cá nhân hóa để giúp cải thiện bệnh. Các chương trình giáo dục có thể khác nhau nhưng đều chung mục tiêu là tăng cường giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp không lời nói cũng như các kỹ năng khác về xã hội, vận động và học thuật.

Liệu pháp nói - ngôn ngữ là phương pháp can thiệp điều trị tự kỷ phổ biến nhất. Bao gồm củng cố âm thanh lời nói, tăng cường hành vi giao tiếp, bắt chước âm thanh…

Biện pháp can thiệp ngôn ngữ bao gồm giao tiếp trao đổi hình ảnh, thiết bị tạo giọng nói, ngôn ngữ ký hiệu, hỗ trợ trực quan…. Ngoài ra có thế có một số phương pháp khác để giúp nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ thực dụng.

Can thiệp phát triển được thiết kế dựa theo lý thuyết phát triển. Với trẻ nhỏ, phương pháp này giúp trẻ học tương tác xã hội, điều chỉnh cảm xúc khi tương tác với người khác và tăng kỹ năng giao tiếp. Với người lớn, phương pháp này giúp tăng mức độ phản ứng của họ, giúp họ tham gia và các chiến lược tương tác không chủ động để phát triển kỹ năng giao tiếp và xã hội.

Hiện nay không có loại thuốc nào có thể điều trị khỏi các triệu chứng giao tiếp và xã hội của người bị tự kỷ. Tuy nhiên, cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị một số triệu chứng ngắn như tự gây thương tích, hung hăng, nổi cơn thịnh nộ… để kiểm soát tốt hành vi.