Dịch Chữ Hán Sang Tiếng Việt

Dịch Chữ Hán Sang Tiếng Việt

thường được gọi chung không phân biệt bằng cùng một tên gọi. Về văn ngôn, xin xem bài

thường được gọi chung không phân biệt bằng cùng một tên gọi. Về văn ngôn, xin xem bài

Trung Văn, Hán Ngữ , Hoa Văn và Tiếng Trung khác nhau như thế nào?

Hiện tại, ngôn ngữ của Trung Quốc có nhiều tên gọi khác nhau, nếu để ý các bạn sẽ thấy miền Bắc nước ta hay các trường Đại học có khoa Tiếng Trung Quốc thì thường gọi là tiếng Trung, Khoa Trung hay Trung Văn, còn ở miền Nam chúng ta hay gọi là tiếng Hoa, một số còn gọi là Hoa Văn, Hoa Ngữ (như SHZ gọi là Hoa Văn SHZ),…Vậy làm sao để phân biệt?

+ Trung Văn, tức Ngôn Ngữ Trung Quốc, được dùng khi phân biệt với Anh Văn, Pháp Văn

+ Hán Ngữ, là chỉ ngôn ngữ được dân tộc Hán (chiếm phần lớn dân số Trung Quốc) sử dụng; được dùng khi phân biệt với ngôn ngữ mà các dân tộc thiểu số của Trung Quốc sử dụng, như Tạng Ngữ (dân tộc Tạng), Mông Ngữ (dân tộc Mông Cổ ), ......

+ Hoa Văn, thường chỉ ngôn ngữ mà các Hoa Kiều (người Trung Quốc định cư ở nước ngoài) sử dụng, dùng khi phân biệt với tiếng Malay của dân tộc Malay, tiếng Indo của dân tộc Indonesia.

+ Tiếng Trung, được dùng rộng rãi trong tên gọi tiếng Trung Quốc ngày nay.

Hy vọng các kiến thức ngày hôm nay có thể tạo thêm hứng thú giúp bạn học tập tốt Tiếng Trung.

Hiện nay nhiều người dùng sai từ Hán - Việt vì không hiểu nghĩa của chúng chứ không phải vì không biết chữ Hán. Chúng ta chỉ cần biết nghĩa chứ không cần biết mặt chữ Hán của những từ Hán - Việt (từ Việt gốc Hán). Chương trình học hiện nay vốn đã nặng nề, dạy thêm chữ Hán lại càng thêm nặng nề. Do vậy, để học sinh hiểu sâu sắc hơn tiếng Việt chỉ cần dạy từ Hán - Việt.

Hãy dạy những gì để người Việt không mắc những lỗi do thiếu hiểu biết về từ Hán - Việt.

1. Dạy những từ cơ bản, thường dùng trong đời sống và những từ có trong sách giáo khoa trung học.

2. Hiện tượng đồng âm giữa yếu tố Hán - Việt với yếu tố thuần Việt thường dẫn tới hiểu lầm nghĩa. Cần đặc biệt chú ý dạy nghĩa của lớp từ này.

Ví dụ: yếu, cứu vừa là từ Hán - Việt vừa là từ thuần Việt. Ấy vậy nên "yếu nhân" hiểu lầm là người yếu, còn "yếu điểm" là điểm yếu, nhược điểm, "cứu cánh" được hiểu là cứu vớt, cứu giúp. Từ Hán - Việt "yếu" có nghĩa là "quan trọng" (nghĩa này có trong chính yếu, cơ yếu, cần yếu, trích yếu, kỷ yếu, thiết yếu, yếu địa, yếu lĩnh, cốt yếu, thứ yếu...). Còn "cứu cánh" là "mục đích cuối cùng".

Có rất nhiều từ gần âm, do không hiểu nghĩa nên dễ dùng chệch sang một từ gần âm khác quen dùng: nhậm chức → nhận chức, kiểm sát → kiểm soát, tinh túy → tinh tú, ưu đãi → chiêu đãi, huy hiệu → danh hiệu, tham quan → thăm quan (hằng ngày chàng đội lốt gấu đi đi lại lại, làm một số trò cho khách thăm quan).

3. Ðặc biệt cần lưu ý những hiện tượng liên quan tới trật tự từ.

a. Không thấy tầm quan trọng của trật tự các yếu tố trong từ Hán - Việt nên có những cách hiểu mơ hồ, lầm lẫn ở nhiều người, kể cả những người cầm bút: nhân văn/ văn nhân, nhân tình/ tình nhân, thân nhân/ nhân thân, chính quốc/ quốc chính, công nhân/nhân công (ví dụ: Sáu đối tượng bị bắt tại chỗ trong số gần cả trăm nhân công tháo chạy tán loạn). Nhân công là "sức người" sao lại có thể tháo chạy được? Quốc đảo/đảo quốc (ví dụ: "Philippines, Indonesia là hai quốc đảo", lẽ ra "... là hai đảo quốc").

Những công việc cấp thiết cần làm

1. Nếu coi việc giảng dạy từ Hán-Việt là quan trọng và cấp thiết thì Bộ GD-ĐT không nên xây dựng những chương trình, những dự án cấp “quốc gia”, cấp “nhà nước” với những “hội đồng” này nọ đứng đầu là các nhà quản lý, theo kinh nghiệm sẽ lãng phí rất nhiều tiền của và thời gian, mà chất lượng sẽ không bằng dăm ba chuyên gia thực thụ soạn thảo đề cương rồi tổ chức cuộc thi viết sách dạy từ Hán - Việt cấp trung học. Như vậy sẽ có bộ sách giáo khoa tốt, có thể dạy kết hợp trong chương trình ngữ văn tăng cường.

2. Chỉnh lý, bổ sung những từ điển công cụ đã có về từ Hán - Việt và viết thêm những sách mới.

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, năm 1992, ghi rằng

đều là "người làm chứng". Thật ra chỉ

(thường cho những sự kiện lớn, "những chứng nhân lịch sử"), còn

Hầu như hiện nay mọi người đều dùng "nhân chứng" để chỉ "người làm chứng". Phải chăng vì

b. Khi nhập vào tiếng Việt, nhiều từ Hán - Việt được hiểu theo lối dùng thuần Việt dẫn tới khác trật tự tiếng Hán gốc. Ví dụ: nếu như tiếng Việt là thời tiền sử (thời kỳ chưa có sử), tiền khởi nghĩa (trước khởi nghĩa), tiền tư bản (trước chủ nghĩa tư bản) thì tiếng Hán là sử tiền, khởi nghĩa chi tiền, tư bản chủ nghĩa dĩ tiền.

Từ đây cần đặc biệt quan tâm tới những hiện tượng chuyển nghĩa, biến đổi của từ Hán - Việt. Chẳng hạn, từ những cách hiểu "dân gian", nhiều từ Hán - Việt biến đổi theo cái lý nào đó và nay được coi là chuẩn: chúng cư → chung cư, trú sở → trụ sở, thống kế → thống kê... (hàng loạt từ có yếu tố kế chỉ công cụ đo đạc: điện kế, nhiệt kế, áp kế, vôn kế, lực kế...).

Nhà cao tầng, hươu cao cổ là những từ thuần Việt, nhưng cách cấu tạo lại phỏng theo trật tự Hán - Việt: cao ốc, cao lâu (nhà có gác cao), cao đường (nhà lớn).

4. Cần dạy những thành ngữ, tục ngữ cơ bản gốc Hán, vì có quá nhiều người hiểu chúng rất lơ mơ: an nhiên tự tại (thư thái, không có điều gì lo phiền), bách bộ xuyên dương (Dưỡng Do Cơ thời Chiến quốc có tài bắn cung, cách trăm bước vẫn trăm phát trăm trúng lá liễu được chọn), bách niên giai lão (trăm tuổi đều già = lời chúc sống trọn đời bên nhau), ý tại ngôn ngoại (lời bên ngoài còn ý ở bên trong), xập xí xập ngầu (đọc theo âm Quảng Ðông của thành ngữ Hán thập tứ thập ngũ = lèm nhèm trong tính toán, bớt xén của người khác), vô kế khả thi (không cách gì giải quyết), ưu thời mẫn thế (ưu = lo, mẫn = thương xót, lo lắng đau lòng trước sự đời và thời cuộc), trầm tư mặc tưởng (trầm = chìm, mặc = im lặng, lặng lẽ tập trung suy nghĩ), nhất tự thiên kim (một chữ đáng ngàn vàng = văn chương tuyệt hay)...

Phiên dịch là một hoạt động ngôn ngữ có từ xa xưa. ở đầu có iện tượng song ngữ hay đa ngữ thì ở đó có phiên dịch. trong iảng dạy và học tập ngoại ngữ, phiên dịch như là một phần hông thể thiếu vắng từ một bảng đối chiếu từ ngữ đến một lời iải thích mẫu câu trong giáo trình học ngoại ngữ đều cần đến hiên dịch.

Vai trò của phiên dịch trong hoạt động ngôn ngữ hết sức to ớn. Nó xảy ra hàng ngày, hàng giờ và ở khắp mọi nơi trên thế iới. Tuy nó chưa trở thành một ngành khoa học độc lập, đủ rạnh, nhưng không vì thế mà thiếu cơ sở lý luận soi sáng trong uá trình hoạt động.

Tập sách đơn sơ này thu thập những ý kiến của các học giả rong ngoài nước, cộng thêm quan điểm cá nhân người biên soạn ế phiên dịch, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho người học.

Trong quá trình biên soạn tác giả quyển sách đã sử dụng một ổ cứ liệu, ngữ liệu của các học giả uy tín trong và ngoài nước. rong các tài liệu từng dùng làm giáo trình đại học.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn

Phiên dịch và phiên dịch Việt-Hán, Hán-Việt ra đời rong thời điểm chưa thật thuận lợi cả về phương diện chủ quan ăn khách quan. Vì thế sai sót là điều khó tránh khỏi. Xin được hi giáo.

Khẩu Quyết Thứ Tự Nét Viết Chữ Hán

(10) Bao trái trên trước tới trong rồi dưới

Thuộc nằm lòng 10 khẩu quyết này sẽ giúp bạn viết đúng chữ Hán một cách nhanh chóng.

Nguồn gốc ra đời của Chữ Hán Tiếng Trung

Về nguồn gốc ra đời của chữ Hán Tiếng Trung có rất nhiều sự tích truyền thuyết, bên cạnh đó cũng có những minh chứng từ khảo cổ học tìm thấy.

Theo như các nhà khảo cổ thì chữ Hán Tiếng Trung có quá trình phát triển từ Chữ Giáp Cốt -> Chữ Kim Văn ->  Triện Thư -> Lệ Thư -> Khải Thư

Chữ Hán cổ nhất được cho là chữ Giáp Cốt xuất hiện vào thời nhà Ân khoảng 1600 - 1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ được khắc trên các mảnh xương thú và mai rùa. Các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 15 vạn mảnh xương thú có khoảng 4500 chữ.

Chữ Giáp Cốt rất giống với hình vẽ, nét bút thẳng có thể nhìn vào đó để đoán được ý nghĩa. Nó sử dụng các phương pháp Tượng Hình, chỉ sự, hội ý để cấu tạo chữ và tạo thành những kết cấu từ và những câu đơn giản.

Đây là loại chữ chữ được khắc trên đồ kim khí, cụ thể hơn là trên các chuông (chung) và vạc (đỉnh). Chữ Kim văn là bước kế thừa của chữ giáp cốt. Nó được ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào đời Tây Chu.Thời này  thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều bài văn được đúc hoặc khắc trên các đồ đồng. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi Chữ Kim Văn.

Chữ Triện (Triện Thư) là thể chữ lưu hành thời Tây Chu (khoảng thế kỉ XI đến năm 771 trc.CN) và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Triện thư chia làm hai loại: đại triện và tiểu triện. Đại triện là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau.

Đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự tạo ra Tiểu Triện hay Tần Triển. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.

Lệ thư là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán. Nó đánh dấu việc chữ Hán hoàn toàn trở thành văn tự thực sự với sự ước lệ cao trong hình chữ. Chữ Lệ về cơ bản đã gần giống với chữ Khải ngày nay, tuy nhiên hình chữ hơi bẹt. Loại chữ này có thể chia làm 2 loại: Tần Lệ và Hán Lệ. Tần Lệ còn mang nhiều đặc điểm của chữ Triện. còn Hán Lệ đã hoàn toàn thoát  khỏi triện thư.

Về thời gian ra đời của thể loại chữ này thì theo kết quả khảo cổ gần đây, các nhà khảo cổ tìm được những thẻ tre chép chữ Lệ ở nước Tần thời Chiến quốc. Vì vậy, giới sử học nhận định rằng, khi Tần Thủy Hoàng tiến hành thống nhất văn tự, người ta đã sử dụng song song chữ Lệ và Tiểu triện.

Khải Thư ra đời vào khoảng đời Hán, hoàn thiện vào đời Ngụy Tấn, phát triển rực rỡ vào đời Đường. Khải Thư thời kì đầu còn có chút xu hướng của chữ Lệ, nhưng cũng rất ít. Khải Thư được xem là bước phát triển hoàn thiện nhất của chữ Hán và lưu truyền đến ngày nay.

Chữ Khải kết cấu chặt chẽ, nét bút chỉnh tề, lại đơn giản dễ viết, vô cùng quy phạm. Phần lớn chữ in trong sách văn bản ngày nay đều thuộc về chữ Khải.

Còn về nguồn gốc ra đời theo sự tích truyền thuyết thì trong đó có truyền thuyết nổi bật nhất là Thương Hiệt Tạo Chữ. Mọi người cùng tìm hiểu nguồn gốc chữ Hán Tiếng Trung theo góc độ này nhé.