Tin tức cập nhật liên quan đến lao động sáng tạo
Tin tức cập nhật liên quan đến lao động sáng tạo
Tìm kiếm các mái vòm, cửa ra vào hoặc bất kỳ khu vực nào cho bạn ‘cửa sổ’ để chụp. Bạn không phải đặt đối tượng ở trung tâm của các yếu tố; hãy cố gắng thử đặt chúng ở một phía và sử dụng Quy tắc Một phần ba hiệu quả. Điều này có thể được áp dụng với khung cảnh ở đô thị hoặc nông thôn.
Ngoài ra là những thông tin: Con gái BTV Hoài Anh lớn phổng phao chỉ sau 1 năm, ngoại hình xinh đẹp giống mẹ; Phương Oanh trổ tài làm món mới, dân tình khẳng định Shark Bình "có phúc" lấy...
Bạn đang muốn đạt được hiệu ứng thị giác mạnh hơn đối với các hình ảnh du lịch của mình? Hãy xem tranh thông tin này để biết cách tạo khung, một kỹ thuật bố cục đơn giản nhưng đổi khi bị bỏ qua, giúp định hướng mắt của người xem vào đối tượng của bạn và tăng thêm chiều sâu cũng như kích thước cho ảnh du lịch.
Tạo khung là một kỹ thuật phổ biến trong bố cục giúp nhấn mạnh đối tượng của bạn bằng cách bổ sung tiêu điểm để người xem biết chính xác vị trí nên nhìn.
Học cách làm chủ kỹ năng này để có thêm những bức ảnh du lịch thú vị và hấp dẫn.
Khung kể cho người xem một vài điều về người hoặc địa điểm mà hình ảnh đó được chụp. Các yếu tố xung quanh đối tượng không chỉ tạo thành khung, mà còn tạo thành một câu chuyện. Ví dụ: những hàng cây và lá dày đặc trong hình ảnh cho thấy ảnh được chụp vào giữa thu.
Khung tăng thêm tiêu điểm, từ đó giúp nhấn mạnh đối tượng chính của hình ảnh. Nó không chỉ hướng ánh nhìn của người xem vào hình ảnh, mà còn tạo ra dòng chảy khiến họ phải nhìn lâu hơn, cô lập đối tượng của bạn và không gian bên ngoài một cách sáng tạo.
Đôi khi, những điều không rõ ràng trong hình ảnh khiến người xem phải xem lâu hơn. Với sự trợ giúp của khung thông minh, người xem có thể băn khoăn hoặc tưởng tượng điều gì đang xảy ra bên dưới khung hình.
Tạo khung lấy nét đối tượng bằng cách che những phần khác trong ảnh bằng thứ gì đó trong phông cảnh. Khung có thể nằm ở trung tâm hoặc dọc them viền của bức ảnh để tạo ra sự thú vị, chiều sâu cũng như sự cân bằng. Bạn có thể tìm thấy khung mọi nơi – từ các yếu tố tự nhiên như thân cây, cho đến ánh sáng và bóng tối, và sự sắp xếp đồ vật ngẫu nhiên bởi bàn tay con người.
Đây là một cách tinh tế nhưng hiệu quả để giúp đối tượng của bạn nổi bật. Ánh sáng và bóng tối có thể giúp cô lập đối tượng của mình và bảo đảm đó là phần quan trọng nhất trong bức ảnh, trong khi phần còn lại của bức ảnh đó ngả sang màu đen. Chụp ảnh đối tượng ngồi bên dưới đèn đường là một ví dụ hay.
Tại sao dừng lại ở một khung? Lồng khung phụ trong khung để tăng độ sâu và khiến người xem nhìn thẳng vào đối tượng. Bằng cách này, bạn thay đổi bố cục khung điển hình thành một bố cục kỳ lạ hơn, khiến hình ảnh trở nên thú vị hơn.
Tạo khung không phải là kỹ thuật bố cục duy nhất giúp bạn có được những bức ảnh ấn tượng. Tìm hiểu cách thành thạo Quy tắc Một phần ba và Tỷ lệ Vàng, kỹ thuật bố cục cơ bản để có được những bức ảnh thú vị và cân bằng hơn. Hoặc tìm hiểu thêm về Quy tắc Không gian giúp tạo ra những bức ảnh hấp dẫn và thú vị hơn như thế nào.
Xem bản sao của đồ họa thông tin này tại đây.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Minh phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hoàng Minh cho biết như trên tại hội thảo "Chính sách đầu tư khởi nghiệp sáng tạo" do Bộ KH&CN tổ chức chiều 3/6.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh, thời gian qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, tạo nên một thế hệ doanh nhân, doanh nghiệp mới của Việt Nam dựa trên nền tảng KHCN và hướng tới tiếp cận thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ trưởng Hoàng Minh cho hay, ngay từ đầu khái niệm về khởi nghiệp sáng tạo chưa thực sự rõ ràng, hiện có trên 30 tên gọi khác nhau và được sử dụng không thống nhất khi đề cập đến các tổ chức liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính.
Có thể kể đến một số tên gọi như: Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, Dự án đổi mới sáng tạo, Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo, Trung tâm đổi mới sáng tạo...
Mỗi tên gọi nêu trên gắn với các cơ chế, chính sách khác nhau với thẩm quyền, tiêu chí, điều kiện khác nhau. Nhiều "thuật ngữ" được sử dụng, đề cập rộng rãi nhưng chưa có định nghĩa thống nhất. Sự không thống nhất này dẫn tới hệ quả là nhiều tổ chức có chức năng, nhiệm vụ không tương đồng với lĩnh vực hoạt động, không tương đồng với tên gọi.
Bên cạnh đó, việc "gửi gắm" doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vào Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như hiện nay dẫn đến "hiểu nhầm" doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa với các ứng xử chưa phù hợp.
Bởi tuy có phần giao thoa nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là 2 nhóm đối tượng và 2 hoạt động hoàn toàn khác nhau về giai đoạn phát triển, mục đích, khả năng chịu rủi ro, nguồn vốn, chiến lược phát triển và cách tiếp cận hoạt động kinh doanh, hướng đến những mục tiêu khác nhau, do đó đòi hỏi khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách hỗ trợ rất khác nhau.
"Vì vậy, cần thiết phải có khung khổ pháp lý riêng cho khởi nghiệp sáng tạo. Vừa rồi, chúng tôi đã có tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tại Nghị quyết 65/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Chính phủ đã giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị định quy định một số nội dung về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung xây dựng Nghị định này", Thứ trưởng Hoàng Minh nói.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh, việc xây dựng Nghị định này nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, trong đó việc phân biệt đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, quy định rõ vai trò, hoạt động của các quỹ đầu tư...
Hội thảo "Chính sách đầu tư khởi nghiệp sáng tạo" - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Tại hội thảo, đại diện Văn phòng Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) cho biết, trong những năm qua, Chính phủ đã và đang có những chính sách hỗ trợ đầu tư và huy động vốn nhất định. Tuy nhiên, việc huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn. Các rào cản và vướng mắc pháp lý làm hạn chế việc khơi thông nguồn vốn.
Bắt đầu từ năm 2019, Nghị định số 38/2018/NĐ-CP được ban hành với những quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (Nghị định 38), tạo động lực cho sự ra đời và phát triển của các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam.
Theo thống kê, hiện đang có khoảng 210 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động và đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa được thành lập theo Nghị định 38 với tổng số vốn điều lệ đạt hơn 100 tỷ đồng. Số lượng nhà đầu tư thiên thần tuy không quá lớn nhưng cũng đang tăng dần.
Tuy nhiên, một thực tế là do phần lớn vốn đầu tư là nguồn vốn nước ngoài, các start-up Việt thường sẽ phải triển khai theo đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện tái cơ cấu để nhận nguồn vốn hoạt động này. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài thường yêu cầu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tái cơ cấu để thành lập công ty mẹ tại nước ngoài, thường là Singapore, rồi rót vốn vào công ty mẹ này.
Điều đó có nghĩa rằng các cổ đông Việt Nam tại doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khi thực hiện tái cơ cấu sẽ phải thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài để thành lập công ty mẹ tại nước ngoài, rồi công ty mẹ lại cần thực hiện thủ tục đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, như vậy là hai lần thực hiện thủ tục đầu tư.
Ông Phạm Tuấn Hiệp, Giám đốc Quỹ đầu tư BK Fund cho rằng, với quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Nghị định 38, bản chất pháp lý của quỹ là chưa rõ ràng, vận hành hoạt động còn nhiều vướng mắc và các chính sách ưu đãi chưa được quy định cụ thể. Khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sẽ yếu hơn với chính doanh nghiệp thông thường khác tại Việt Nam và đặc biệt không cạnh tranh được với quỹ đầu tư nước ngoài.
Thực trạng này dẫn đến hệ quả các nhà đầu tư Việt Nam sẽ ưu tiên lựa chọn thành lập công ty thông thường và thực hiện đầu tư (do tránh được những khó khăn về quan hệ và thủ tục giữa quỹ và công ty quản lý quỹ), và các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục thực hiện thành lập/triển khai quỹ tại nước ngoài.
Theo ông Hoàng Minh Đức, Luật sư cấp cao Công ty luật Duane Morris LLP, hành lang pháp lý được xây dựng cho hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam tuy tương đối mới nhưng đang dần được hoàn thiện, cho thấy nỗ lực của Nhà nước trong việc khuyến khích, hỗ trợ tối đa dành cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Tuy nhiên, Nghị định 38 bộc lộ nhiều nhược điểm, trong đó có việc hạn chế quỹ đầu tư nội đầu tư ra nước ngoài cùng start-up. Hơn nữa, hiện nay không có quy định rõ ràng về start-up nên dẫn đến khó khăn khi áp dụng các ưu đãi...
Nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển mô hình quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và hình thành một môi trường đầu tư khởi nghiệp sáng tạo minh bạch và an toàn sẽ tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tiếp cận được nguồn vốn nội và vốn ngoại thực chất và hiệu quả, đồng thời giúp các nhà đầu tư thoát khỏi những lúng túng trong quá trình tổ chức hình thức đầu tư phù hợp với mong muốn của mình.
Các quy định pháp luật, vì thế cần hoàn thiện một cách linh hoạt và rõ ràng hơn để các nhà đầu tư có thể rót vốn cũng như rút vốn một cách hanh thông và chủ động, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với tiềm lực tài chính dồi dào và khởi sắc hơn nữa.