Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở miền Tây thường đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.
Nguồn phụ phẩm rơm rất lớn ở miền Tây thường đốt bỏ sau khi thu hoạch lúa, sẽ được chế biến, xuất khẩu sang Nhật Bản làm thức ăn chăn nuôi.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 381/VPCP-NN ngày 17/1/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững.
Văn bản nêu rõ: Ngày 30/12/2023, tại Trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 (lần thứ 5) đã diễn ra với chủ đề: "Nông dân là chủ thể, trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông mới xanh, bền vững".
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn địa phương xây dựng các vùng nguyên liệu, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường; đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và thúc đẩy hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong từng vùng và giữa các vùng, kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030"; nghiên cứu chính sách hỗ trợ nông dân tại các vùng chuyên canh tham gia chương trình đào tạo có chứng chỉ để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và các yêu cầu mới của thị trường.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 về bảo hiểm nông nghiệp đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn; bố trí và cân đối nguồn ngân sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn lực phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho phân bổ và tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế tập thể; tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá triển khai thực hiện pháp luật về kinh tế tập thể. Phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân Việt Nam triển khai Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030" sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành các Đề án: Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030; Đề án "Bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp và Chi Hội trưởng nông dân đến năm 2030"; Đề án "Phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, giai đoạn 2023 - 2030"; phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nông dân và lao động nông thôn; tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn về nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp, cung cấp một số dịch vụ công hỗ trợ cho hội viên, nông dân; xây dựng chỉ số đánh giá và tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp; tiếp tục tập trung đổi mới công tác tuyên truyền, thông tin truyền thông hoạt động nông dân, nhất là lan tỏa các tấm gương người tốt, việc tốt, việc làm hay, nông dân tiêu biểu;
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Hội nông dân các cấp, chú trọng giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nông dân địa phương hằng năm nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề theo thẩm quyền, phân cấp; tập trung cụ thể hoá chủ trương của Đảng, thực thi chính sách của nhà nước theo tinh thần tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi nhất để người nông dân tham gia phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn cụ thể, thiết thực và hiệu quả; tham gia có trách nhiệm trong công tác truyền thông phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, liên kết phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản; phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo hỗ trợ nông dân, các hợp tác xã về thương mại điện tử theo chủ đề phù hợp với lĩnh vực hàng hóa kinh doanh, kỹ năng bán hàng trực tuyến, tổ chức các hoạt động festival, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp.
Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu cơ chế, chính sách, phối hợp, hỗ trợ Hội Nông dân Việt Nam trong triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua, đặc biệt là chính sách tập trung, tích tụ đất nông nghiệp; trong đó quan tâm đến việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, đảm bảo sinh kế bền vững cho người nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
Bộ Công an tăng cường các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý có hiệu quả tội phạm "tín dụng đen", đánh bạc trực tuyến, đặc biệt là trên địa bàn nông thôn, triển khai hiệu quả phong trào "Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh".
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường tập huấn, truyền thông, nâng cao nhận thức cho nông dân, đổi mới tư duy sản xuất từ "sản xuất nông nghiệp" sang tư duy "kinh tế nông nghiệp" theo chuỗi giá trị nông sản, từ tham gia xây dựng các "chuỗi cung ứng nông sản" sang phát triển các "chuỗi giá trị ngành hàng", thay đổi phương thức quản lý, sử dụng và kinh doanh vật tư nông nghiệp hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm;
Triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch nông thôn phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương, vùng miền; đẩy mạnh, phát huy hiệu quả các mô hình hợp tác, liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến, nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao gắn với truy suất nguồn gốc và quản lý theo mã vùng trồng, vùng nuôi.