CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay người lao động sẽ được hưởng 5 chế độ bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất. Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động phải đóng BHXH đủ thời gian quy định mới được xét hưởng các chế độ này.
Không quy định thời gian tham gia BHXH bắt buộc để hưởng chế độ ốm đau. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chỉ yêu cầu người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc.
Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội quy định để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH bắt buộc như sau:
- Theo Khoản 2, Điều 31 quy định: phải đóng BHXH đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản áp dụng với:
- Theo khoản 3, Điều 31 quy định: lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐXH về thời gian đóng BHXH để hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con của chồng như sau:
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định về thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các điều kiện để hưởng chế độ này liên quan đến thời gian tai nạn, mức độ thương tật, địa điểm tai nạn, công việc đang làm thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hay không…
Để được hưởng chế độ tai nạn lao động người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp người lao động căn cứ vào Điều 46, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Do đó, người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 45 và Điều 46, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 là đã có thể hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN theo quy định.
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật Lao động năm 2019, thì người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
Như vậy, thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu là 20 năm tương đương với 240 tháng đóng BHXH (tính cả thời gian tham gia BHXH tự nguyện nếu có).
Chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Để thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH như sau:
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Trường hợp, NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
Câu hỏi: Tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp 03 năm ở công ty cũ, sau đó nghỉ việc nhưng không làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, tôi đang làm việc ở công ty mới được 06 tháng. Vậy thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước đây của tôi có được cộng dồn không?
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Bởi vậy, dù đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục do chuyển nhiều nơi làm việc thì người lao động vẫn sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp trên tổng thời gian mà mình đã tham gia.
Câu hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2000, cũng là thời điểm tôi bắt đầu đi làm. Vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của tôi có giống như thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có từ năm nào?
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 lần đầu tiên ghi nhận chế độ "bảo hiểm thất nghiệp". Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, nhưng thời điểm bắt đầu áp dụng bảo hiểm thất nghiệp là từ 01/01/2009. Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp chính thức có từ năm 2009.
Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp được quy định riêng tại Luật Việc làm năm 2013, không còn quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội như trước đây.
Do đó, thời gian người lao động tham gia hợp đồng lao động trước năm 2009 thì không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Câu hỏi: Tôi năm nay đã hơn 50 tuổi, nay nghỉ việc chờ nghỉ hưu không đi làm đâu nữa thì có nhận trợ cấp thất nghiệp 1 lần luôn được không?
Hiện nay, theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp đang được tính theo từng tháng.
Cùng với đó, khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng quy định, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp theo từng tháng cho người lao động.
Chính vì vậy, người lao động sẽ không thể lấy trợ cấp thất nghiệp một lần cho toàn bộ thời gian mà mình được hưởng.
Câu hỏi: Tôi nghỉ việc hơn 1 năm chưa lấy tiền trợ cấp thất nghiệp thì liệu thời gian đóng trước đó có mất không ạ?
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu để quá thời hạn này, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không nhận hồ sơ nữa.
Lúc này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được tự động bảo lưu để tính cho lần hưởng tiếp khi có đủ điều kiện.
Bởi khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 đã nêu rõ, thời gian đóng bảo hiểm để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về mức đóng BHXH, BHTN và BHYT năm 2024 cùng các quy định pháp luật mới nhất về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hy vọng các hướng dẫn sẽ hữu ích cho mọi người trong việc tham khảo và áp dụng pháp luật.
I. Vị trí, chức năng của BHXH huyện
1. Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.
2. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện
1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, ban hành nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện.
3. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
a) Cấp, quản lý mã số bảo hiểm xã hội; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định;
b) Xác định, khai thác, phát triển, quản lý người tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tổ chức thu hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức dịch vụ thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động. Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
c) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính cấp huyện; theo dõi tăng, giảm số người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
d) Tiếp nhận hồ sơ giải quyết việc tính thời gian công tác cho người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (bao gồm trường hợp người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;
g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
h) Tổ chức ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định hiện hành; thực hiện tạm ứng, giám định chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thanh quyết toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với các cơ sở khám, chữa bệnh được phân cấp ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế; bảo vệ quyền lại của người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng, trục lợi chế độ bảo hiểm y tế;
i) Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ, giải đáp, tư vấn chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện.
5. Giải quyết các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
6. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính; công tác kiểm soát thủ tục hành chính và công tác pháp chế theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
7. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
8. Thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và số hóa hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp vụ; thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu hành chính, nghiệp vụ; hồ sơ của người tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (gồm cả giấy và điện tử) theo quy định.
9. Hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên cơ sở kế hoạch được giao.
11. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thành lập.
12. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn. Gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại cấp huyện để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ luật Hình sự.
13. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo phân cấp quản lý.
14. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15. Triển khai thực hiện các quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị theo ký kết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
16. Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.
17. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội huyện Cao Lãnh tổ chức lớp Bồi dưỡng Nghiệp vụ thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và hướng dẫn triển khai một số nội dung mới năm 2022 cho tất cả nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Cao Lãnh năm 2022.
Chuyên viên BHXH huyện nghiệp vụ hướng dẫn nghiệp vụ
Tại buổi tập huấn, gần 40 nhân viên các Đại lý thu BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Cao Lãnh đã được các chuyên viên nghiệp vụ BHXH huyện Cao Lãnh truyền đạt những nội dung cơ bản về nghiệp vụ thu BHXH tự nguyện, BHYT Hộ gia đình đồng thời hướng dẫn các chuyên đề: quy trình tư vấn, khai thác, phát triển người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; công tác chăm sóc người tham gia BHXH, BHYT; chế độ thông tin báo cáo; trách nhiệm, quyền hạn đại lý thu BHXH, BHYT; cập nhật các chính sách mới về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và giới thiệu công cụ tính đóng BHXH tự nguyện tự động trên nền tảng Internet nhằm đáp ứng yêu cầu công tác thu BHXH tự nguyện, BHYT Hộ gia đình trong tình hình mới.
Cũng tại đây, các nhân viên đại lý tham dự cũng thẳng thắn trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại cơ sở, quy trình thực hiện hồ sơ thanh toán thù lao, hồ sơ hoàn trả,… Các vướng mắc, khó khăn của các nhân viên đại lý đã được đồng chí Nguyễn Hùng Son – Giám đốc BHXH huyện giải đáp thỏa đáng và đầy đủ.
Đại lý viên báo cáo các vấn đề khó khăn trong thực hiện vận động
Thông qua Hội nghị, các nhân viên Đại lý thu BHXH, BHYT có thêm kỹ năng, trình độ và nhiều thông tin bổ ích để tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, qua đó nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân biết thông tin địa chỉ, thủ tục, cũng như quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình của người tham gia tự đóng. Đặc biệt góp phần mở rộng người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, từng bước hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch phát triển người tham gia trên địa bàn huyện trong năm 2022./.