Không chỉ thành công với các chương trình Anh văn hợp tác cùng trường đại học cộng đồng danh tiếng Hoa Kỳ (El Camino College, California) Anh ngữ Việt Mỹ ACPI còn là địa chỉ uy tín của đông đảo phụ huynh Việt với chương trình GIÁO DỤC MẦM NON.
Không chỉ thành công với các chương trình Anh văn hợp tác cùng trường đại học cộng đồng danh tiếng Hoa Kỳ (El Camino College, California) Anh ngữ Việt Mỹ ACPI còn là địa chỉ uy tín của đông đảo phụ huynh Việt với chương trình GIÁO DỤC MẦM NON.
ACPI xây dựng chương trình giáo dục chuẩn quốc tế, nhưng vẫn giữ trọn tinh thần Việt, cam kết thực hiện tốt các tiêu chuẩn về Giáo dục - Y tế - Dinh dưỡng. Với cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ, đội ngũ giáo viên kỹ năng sư phạm tốt, hệ thống mầm non ACPI là môi trường học tập lý tưởng cho trẻ, giúp trẻ trải nghiệm tuổi thơ đầy thú vị, nuôi dưỡng tinh thần để trở thành người công dân toàn năng trong tương lai.
1./ Trường Mầm Non Việt Mỹ Sài Gòn - ACPI chi nhánh Nguyễn Duy Trinh
- Địa chỉ: 230 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2 (Nhà thiếu nhi quận 2)
2./ Trường Mầm Non Việt Mỹ Sài Gòn - ACPI chi nhánh Hoàng Diệu
- Địa chỉ: 197 Hoàng Diệu 2, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
3./ Trường Mầm Non Đại Việt Mỹ - ACPI chi nhánh Einstein
- Địa chỉ: 15 Einstein, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức
Nguyễn Việt là một vị tiến sĩ đam mê và tâm huyết với các nghiên cứu về Bạch Đằng hơn 40 năm nay. Và cũng chính ông đã dày công tạo dựng một viện nghiên cứu văn hóa Bạch Đằng, hình thành một bảo tàng tư nhân với nhiều hiện vật quý liên quan đến chiến thắng Bạch Đằng ngay tại thị xã Quảng Yên.
Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi về Tiến sĩ Nguyễn Việt là cốt cách của một người làm công tác nghiên cứu: Nhã nhặn, khiêm cung và thấu đáo. Một con người có duyên gắn bó đặc biệt với di tích Bạch Đằng.
Ông kể: “Ấn tượng Bạch Đằng giang với những chiến trận lừng danh của tổ tiên đã đi vào tôi từ những năm học cấp I tại Trường Nguyễn Công Trứ (Hà Nội). Hồi ấy, cổng trường thường xuyên có một ông già bán táo dầm “khuyến mại” học trò bằng các cuốn truyện tranh cắt từ trang 4 các số báo hàng ngày. Chiến thắng Bạch Đằng đã in vào trí nhớ non trẻ của tôi từ những hình vẽ và thuyết minh hào sảng đó”.
Cơ duyên thực sự đã đến khi ông trở thành một chiến sĩ hải quân ngay khi vừa tốt nghiệp ngành khảo cổ học lịch sử năm 1972.
Ngồi nghe giảng về lịch sử quân chủng cho chiến sĩ mới dưới tán rừng Bạch Đằng ven biển Cái Rồng, Vân Đồn (khi đó còn là Cẩm Phả huyện), ông bắt đầu trang phác thảo đầu tiên đề cương cuốn sách “Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm”, được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in năm 1983, trong đó các chiến thắng mang tính truyền thống của Bạch Đằng trở thành điểm nhấn cốt lõi của cuốn sách.
Năm 1974, ông tổ chức chuyến điền dã đầu tiên về núi U Bò (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và vùng bãi cọc Yên Giang (Yên Hưng, Quảng Ninh). Trong chuyến đi này, ông đã tìm được một đoạn mũi kiếm gãy, mặt cắt hình thoi dẹt ở trên núi U Bò.
Cuối năm 1975, ông xuất ngũ về công tác tại Viện Khảo cổ học Việt Nam và năm 1984 sang Đức nghiên cứu sinh mang theo những mẫu gỗ cọc Bạch Đằng ở Yên Giang làm tuổi Carbon phóng xạ (C14). Năm 1988, ông đưa giáo sư Bruno Krueger, Viện trưởng Viện Trung tâm Khảo cổ và Cổ sử Đức đến thăm và lấy mẫu một lần nữa ở bãi cọc Yên Giang.
Nhưng cơ duyên quyết định nhất là năm 2002, khi ông trở lại Quảng Yên với cương vị Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, tham dự Hội nghị chuyên đề về Tiền sử Quảng Ninh do địa phương tổ chức.
Viện nghiên cứu và những hiện vật về trận Bạch Đằng 1288
Nhận ra giá trị tiềm tàng của địa phương này, năm 2004, ông mua tòa biệt thự Pháp cổ vốn từng dùng làm trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Yên Giang và sau đó 2 năm chuyển Bảo tàng Phạm Huy Thông của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á ở Hà Nội về đây. Năm 2007, Viện Nghiên cứu Văn hóa Bạch Đằng tại Trạm Nghiên cứu Quảng Yên của Trung tâm chính thức ra đời.
Viện nghiên cứu văn hóa Bạch Đằng và Bảo tàng Phạm Huy Thông đã có điều kiện phát triển ở Quảng Yên, trở thành một địa chỉ có tiếng trong và ngoài nước về tiền sử, sơ sử Việt Nam và nhất là về trận Bạch Đằng 1288.
Khi trực tiếp làm việc ở Quảng Yên, Nguyễn Việt cùng cộng sự đã phát hiện, thu gom hàng ngàn chứng tích tồn tại của “Trại Yên Hưng” từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, chủ yếu là gốm sứ các loại. Đây là nơi Ô Mã Nhi đã đánh vào để cướp lương thực, dọn đường cho cuộc rút chạy đầu năm 1288.
Cùng với đó là thu gom, ngâm tẩm, bảo quản các cọc gỗ Bạch Đằng. Đặc biệt, ông đã phát hiện những xương cốt người chìm dưới đáy dòng sông Chanh cổ có niên đại phù hợp với thời gian diễn ra chiến trận Bạch Đằng 1288.
Cho đến nay, ông đã thực hiện việc khai quật thuyền đắm trong chiến trận ở vùng Lục Đầu – Vạn Kiếp, nơi quân thủy nhà Nguyên tụ quân trước khi rút về nước theo sông Bạch Đằng. Đó là 22 chiếc thuyền độc mộc có niên đại C14 khoảng đời Lý - Trần.
Những hiện vật này được Viện nghiên cứu văn hóa Bạch Đằng cùng các giáo sư Úc của Đại học Quốc gia Úc ở Canberra nghiên cứu và phân tích kiểu dáng, niên đại, loại gỗ…, hiện đang được ngâm bảo quản và chờ kinh phí mua hóa chất để chống co ngót khi đưa lên trưng bày.
"Chúng ta mới chỉ quan tâm đến Bạch Đằng như một cơ hội mang tính tuyên giáo, phong trào tùy vào những phát hiện ngẫu nhiên, chứ chưa có một chiến lược đầu tư nghiên cứu lâu dài. Tôi được người dân kể về một con tàu đắm, bên trong có cả xương người ở đoạn bờ sông Chanh sát xưởng thuyền của nghệ nhân Lê Đức Chắn, muốn xác minh thăm dò nhưng sẽ không thể làm được nếu chính quyền không cùng vào cuộc. Bản thân tôi đã từng chủ trì tổ chức cùng đội thợ dò lặn khảo cổ học dưới nước Hàn Quốc rà tìm thuyền lương Trương Văn Hổ 10 ngày liền ở Bái Tử Long, nhưng chưa có kết quả. Công cuộc dò tìm dấu tích chiến trận hơn 700 năm trước chắc chắn không đơn giản, nhưng không phải là không thể. Bởi khảo cổ học chiến trường vẫn là công cụ thuyết phục duy nhất để nghiên cứu chiến dịch Bạch Đằng.” – ông chia sẻ.
Bước vào Viện nghiên cứu văn hóa Bạch Đằng, ngay trên cổng chào có đề ba chữ “Trại Yên Hưng”. Đó là một cách để nhắc nhớ về lịch sử và cũng là mong muốn của Tiến sĩ Nguyễn Việt trong việc xây dựng trung tâm trở thành nơi góp phần giải mã những thông điệp lịch sử về Bạch Đằng. Để những giá trị của cụm di tích Bạch Đằng sẽ được lưu giữ nguyên vẹn ngay trên quê hương Quảng Yên – vùng đất hội tụ văn hóa của Quảng Ninh và xứng đáng là một trung tâm văn hóa, di sản của khu vực.
“Nhà nước đã đầu tư, nâng cấp khu di tích lịch sử Bạch Đằng (TX Quảng Yên) thành quần thể Công viên Hòa Bình. Bên kia sông, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) cũng đã có Khu di tích Bạch Đằng Giang để quảng bá cho Bạch Đằng. Cơ hội để Bạch Đằng bay lên quả là nhiều lắm. Nhưng tôi tin rằng “trái tim” của Bạch Đằng vẫn nằm ở những di tích, di vật gắn bó thuyết phục với chiến trận. Chúng ta hãy trân trọng hơn, tạo điều kiện hơn để “trái tim” đó mãi sống động và tỏa sáng hơn nữa. Đó chính là bản chất trường tồn của một di tích, di sản có thực.”
Số 88 đường Hàng Tổng, Đằng Hải, Quận Hải An, Hải Phòng
Ngài có vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, trí dũng song toàn, sức mạnh cử đỉnh – như lời sử cũ mô tả. Thuộc dòng dõi Hào trưởng đất Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), ngài sinh năm 898. Bấy giờ là cuối đời nhà Đường ở phương Bắc sang đô hộ nước Việt. Thủ lĩnh các địa phương đều tranh thủ thời cơ, lăm lăm nổi dậy, đuổi giặc cứu nước. Nghe tin ở Dương Xá (Ái Châu – Thanh Hóa), Hào trưởng Dương Đình Nghệ là người có chí lớn, thế lực mạnh, Ngài (Đức Vương Ngô Quyền) bèn vào theo. Và được họ Dương mến chuộng, nhận làm nha tướng, lại gả con gái cho.
Từ năm 905 đến năm 937, Ngài đã tận mắt chứng kiến những biến động dồn dập trọng đại của lịch sử đất nước.
Khúc Thừa Dụ ở Hồng Châu (Hải Dương) đưa lực lượng bản bộ lên chiếm giữ thành Đại La (Hà Nội) của nhà Đường, nhưng rồi con cháu lại bị nhà Nam Hán thay thế nhà Đường khuất phục, tái đô hộ. Dương Đình Nghệ thân dẫn quân Ái Châu ra đánh “Trận quyết chiến chiến lược Đại La”, thắng oanh liệt quân xâm lược Nam Hán, nhưng rồi lại bị Hào trưởng Phong Châu (Bạch Hạc - Việt Trì) Kiều Công Tiễn tranh quyết, giết hại….
Đến đây, ở tuổi 39, Ngài đứng ra nhận nhiệm vụ lịch sử: Trừng trị Kiểu Công Tiễn và chống đánh quân Nam Hán - do họ Kiều rước vào - xâm lược lần thứ hai.
Tháng 9 năm 938, bằng đòn đánh sấm sét tại Đại La, Ngài đã diệt gọn bọn nội phản, phá tan cuộc nội ứng mà quân Nam Hán trông đợi. Do đó, dốc được toàn lực, chuẩn bị kháng chiến chống giặc ngoài.
Ở tuổi 40, vươn mình vượt cao lên trước sứ mạng lớn lao, Ngài đã: Dựa vào khí thế của đất nước vừa ra khỏi đại nạn Bắc thuộc, chọn đúng được vùng cửa sông Bạch Đằng làm chiến trường tiến đánh quân Nam Hán, ngay khi chúng mới ngấp nghé, toan vào cõi. Lại vận dụng trí tuệ và truyền thống chống giặc của dân tộc mà sáng tạo được phương thức phục kích đánh Nam Hán trên vùng sông cửa biển, với sự hỗ trợ lợi hại của trận địa cọc bọc sắt nhọn đóng ngầm dưới nước, kết hợp nhịp nhàng với sự lên xuống của thủy triều.
Đặc biệt là huy động và chỉ huy được các thế lực từ nhiều vùng đất nước, và sự ủng hộ, tham chiến sôi nổi của nhân dân, dân binh và dân tướng ở ngay tại địa phương trước biển.
Vào ngày cuối mùa Đông, tháng Chạp, năm 938, dưới ngọn cờ soái chủ của Ngài, trận đánh nơi cửa biển Bạch Đằng đã nổ bùng, tối sầm trời đất, rung chuyển non sông.
Diễn biến nhanh chóng nhất giữa lịch sử các cuộc kháng chiến của dân tộc: Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày.
Có hiệu suất chiến trường rất cao: Phá tan hạm đội chiến thuyền Nam Hán, giết tại trận chủ tướng Lưu Hoằng Tháo. Cuộc quyết chiến chiến lược Bạch Đằng của Ngô Quyền đã giải quyết trọn vẹn nhiệm vụ của cả một sự nghiệp kháng chiến, chỉ trong một trận đánh. Đồng thời, kết thúc quá trình vận động hơn 30 năm từ Khúc Thừa Dụ đến Dương Đình Nghệ - Giải phóng dân tộc để “ Người Việt làm chủ nước Việt”. Và, chính thức báo hết cho cả thời đại hơn nghìn năm “Bắc thuộc – Chống Bắc thuộc”.
Một “Truyền thống Bạch Đằng” vẻ vang, một “Kỷ nguyên Độc lập tự chủ” vàng son, cũng từ trận Bạch Đằng của Ngô Quyền, mở ra. Bởi vì, dẫn đầu đoàn quân đại thắng trận Bạch Đằng trở về, ngay vào và từ mùa xuân năm 939, Ngô Quyền đã quyết định: Tự mình xưng Vương, làm Vua nước Việt, gạt bỏ chức Tiết độ sứ mà trước đấy, Khúc Thừa Dụ và Dương Đình Nghệ đã phải tạm nhận từ phương Bắc. Chọn Cổ Loa làm Kinh Đô, để tỏ ý “Nối lại quốc thống”: Truyền thống độc lập tự chủ quốc gia, bị dứt từ khi An Dương Vương hơn nghìn năm trước để mất thành Cổ Loa, thì nay, cũng ở ngay tại Cổ Loa, khôi phục truyền thống ấy.
Và tạo dựng, thể chế của và cho Quốc gia độc lập tự chủ. Đức Vương Ngô Quyền, vậy chính là người đúng với: Lời đánh giá của sử thần Lê Văn Hưu ở thế kỷ 13: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng Vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy”.
Lời bàn của sử quan Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ thứ 15: “Tiền Ngô Vương nổi lên, không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục có thể thấy được quy mô của Đế Vương”. Và lời ca ngợi của chí sĩ Phan Bộ Châu ở đầu thế kỷ thứ 20, gọi Đức Vương Ngô Quyền là “Vị Tổ trung hưng” của đất nước, đứng sau “Vị Thủy tổ dựng nước đầu tiên” là Hùng Vương, và đứng trước “Vị Anh hùng trung hưng thứ hai” là Lê Lợi.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019
Nhà sử học Lê Văn Lan kính viết
Nhu cầu tìm trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ gần Khu phức hợp khách sạn Bạch Đằng - Hilton Đà Nẵng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng theo các kết quả thống kê, đánh giá dựa trên quá trình liên tục thu thập và phân tích số liệu của chúng tôi trong vòng 30 ngày gần nhất ở mức trung bình.
Số lượng phụ huynh tìm hiểu thông tin 11 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ gần Khu phức hợp khách sạn Bạch Đằng - Hilton Đà Nẵng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng báo cáo trên.
Con tôi theo học tại Trung Tâm ila Bà Rịa khá lâu. Tuy nhiên, gần đây con tôi đã chuyển trường và nơi sinh sống. Tôi là làm hồ sơ thông tin xin hoàn tiền học phí phần học của con tôi. Nhưng đến nay gần 2 tháng Ila Bà Rịa chưa giải quyết cho tôi. Liên hệ học vụ xử lý hồ sơ thì khá khó khăn, nhắn tin không phản hồi, hoặc để gia đình tôi đến Trung tâm hỏi thông tin mới phản hồi. Điều này là làm hình ảnh môi trường ila trong mắt tôi.
154/22, Hưng Đạo Vương, KP 1, P. Quyết Thắng, TP. Biên Hòa - Đồng Nai
(0251) 2611888 - (0251) 2611166