Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc có xu hướng giảm (Ảnh: Xinhua).
Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc có xu hướng giảm (Ảnh: Xinhua).
Về cơ bản, việc đăng ký mua một chiếc sim điện thoại Trung Quốc đối với người dân bản địa là điều vô cùng đơn giản. Thế nhưng, có khá nhiều quy định dịch vụ viễn thông khắt khe đối với người nước ngoài, do đó, không dễ dàng để khách du lịch có thể mua một chiếc sim Trung Quốc. Tại các cửa hàng bán sim, họ có những thiết bị đọc ID công dân. Tất nhiên, vì thế nên người nước ngoài không thể mua sim tại những cửa hàng nhỏ.
Tuy nhiên, khách du lịch vẫn hoàn toàn có thể sử dụng hộ chiếu của mình để đăng ký mua sim tại những chi nhánh lớn của các nhà mạng. Mặc dù vậy, khi mua hàng tại những địa chỉ này, các bạn cũng sẽ gặp tương đối nhiều vấn đề, nhất là khi không giỏi tiếng Trung. Việc mua sắm sẽ không thể thuận lợi bởi ta cần giao tiếp khá nhiều. Hơn thế nữa, những chú thích, hướng dẫn của họ đều được viết bằng tiếng Trung.
Mặt khác, khi mua sim số điện thoại Trung Quốc trực tiếp tại các cửa hàng của họ, mọi người cần phải sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế, chẳng hạn như Alipay.
Ngoài những cách kể trên, chúng ta còn có thể lựa chọn đăng ký mua sim thông qua một đơn vị thứ ba. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng sau khi quá trình mua bán được hoàn tất, chúng ta sẽ không nhận được bất cứ một sự hỗ trợ nào nữa. Trên thực tế, đây là điều sẽ được nói một cách rõ ràng khi khách hàng sử dụng dịch vụ. Vậy nên, chất lượng của chiếc sim Trung Quốc mà bạn nhận được sẽ không thể được đảm bảo một cách chắc chắn.
Ngoài những cách trên, mọi người có thể tìm mua sim Trung Quốc tại Việt Nam trước khi bắt đầu chuyến đi của mình. Việc mua hang sớm có thể giúp chúng ta chủ động hơn rất nhiều. Bạn sẽ có đủ thời gian, điều kiện để tìm hiểu và lựa chọn cho mình một loại sim phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bản thân. Ngoài ra, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng tốt hơn rất nhiều, người mua có thể liên lạc và nhận được tư vấn hữu ích từ phía đơn vị cung cấp.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là một điểm đến rất lý tưởng dành cho những ai muốn mua sắm hàng hóa hoặc du lịch. Tuy nhiên, khi đã đến Trung Quốc, Internet là một vấn đề rất đáng quan tâm. Các bạn sẽ cần Internet để có thể làm việc, giải trí hay thực hiện những hoạt động hết sức cơ bản đó là đặt xe, đặt nhà hàng, xem bản đồ chỉ đường…
Ngoài ra, nếu không có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc, bạn sẽ rất cần Internet để phiên dịch bởi phần đông người Trung Quốc đều không giỏi tiếng Anh.
Tất nhiên, để sử dụng Internet tại đây thì chúng ta cần có sim Trung Quốc. Việc mua loại sim này sẽ tốt ưu hơn rất nhiều so với chi phí cần thiết nếu bạn muốn chuyển vùng quốc tế. Vì thế, hầu hết các khách du lịch, thương nhân khi đến Trung Quốc đều đăng ký mua sim. Đây là một phương án rất thuật tiện, tối ưu.
Nếu muốn tìm mua được một chiếc sim điện thoại Trung Quốc chất lượng, điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là tìm hiểu về những nhà mạng lớn của họ. Ở thời điểm hiện tại, các nhà mạng nổi bật nhất của người Trung Quốc đó là China Telecom, China Unicom và China Mobile. Vì thế, khi mua sim cho chuyến đi du lịch, các bạn nên ưu tiên các nhà mạng kể trên.
Đây là một trong những nhà mạng lớn, uy tín hàng đầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, điểm yếu của sim từ China Telecom đó là nó chỉ có thể hỗ trợ Internet cho những thiết bị điện thoại di động nội địa. Vì thế, đây có lẽ không phải là sự lựa chọn ưu tiên nhất.
Ở thời điểm hiện tại, China Unicom là nhà mạng lớn thứ hai của Trung Quốc. Với ưu điểm là tầm phủ sóng lớn, việc dùng sim của China Unicom sẽ mang đến cho mọi người rất nhiều lợi ích.
Khi nhắc đến các nhà mạng cung cấp sim của Trung Quốc, China Mobile là một cái tên mà ta không thể bỏ qua. Hiện nay, China Mobile đang là nhà mạng có thị phần cực lớn và hơn hết là mức độ phủ sóng rộng khắp. Khi sử dụng sim 4G của nhà mạng này, các bạn hoàn toàn có thể truy cập mạng Internet ở bất cứ đâu trong chuyến du lịch của mình.
Kiểm tra gạo tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters
Gạo nhựa Trung Quốc được làm từ khoai tây, khoai lang với nhựa tổng hợp, ép thành dạng hạt gạo, được cho là đã có mặt tại những vùng nông thôn ở châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và gần đây là Singapore, theo tờ The Star (Malaysia) ngày 18.5.
Thời gian gần đây, thông tin về loại gạo giả này, được bán rộng rãi tại các chợ ở Trung Quốc (nhiều nhất là tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), đã liên tục được phát tán trên các trang mạng xã hội.
Bộ trưởng Bộ Nội thương - hợp tác và tiêu dùng Malaysia, ông Hasan Malek ngày 18.5 khẳng định, tuy thông tin trên chưa được kiểm chứng nhưng Malaysia sẽ không xem nhẹ vấn đề này và sẽ tiến hành điều tra trên toàn quốc.
Bộ Nông nghiệp Malaysia cho hay chưa nhận được báo cáo nào về gạo giả ở Malaysia, nhưng tuyên bố sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tuyên truyền giúp người tiêu dùng phân biệt gạo thật và giả.
Ông Hasan cho biết, nhóm điều tra sẽ tập trung vào các cửa hàng nhỏ lẻ, kiểm tra xem có bán gạo giả hay không, nhất là ở những vùng ngoại ô và nông thôn.
“Trong lúc chúng tôi tiến hành điều tra, tôi kêu gọi người tiêu dùng mạnh dạn báo cáo với bộ nếu phát hiện gạo có dấu hiệu giả mạo”, ông Hasan nói.
Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng cảnh báo, ăn gạo giả có thể dẫn đến tử vong hoặc bị hủy hoại nghiêm trọng hệ tiêu hóa.
Theo một nguồn tin từ ngành công nghiệp gạo Malaysia: “Nếu thật sự tồn tại gạo giả ở Malaysia, nó chỉ có thể được bày bán tại các cửa tiệm nhỏ”. Để tránh bị phát hiện, những kẻ buôn lậu thường trà trộn gạo thật với gạo giả rồi tuồn qua đường biên giới, nguồn tin cho biết thêm.
Hồi năm 2011, truyền thông các nước châu Á đã từng phanh phui vụ gạo giả làm bằng nhựa từ Trung Quốc.
Trước thông tin gạo làm bằng nhựa độc hại, một số cửa hàng gạo trên đường Trần Chánh Chiếu, quận 5 (TP.HCM) cho hay chưa nghe thông tin này.
Ông Quang, chủ cửa hàng kinh doanh gạo số 58 đường Trần Chánh Chiếu cho biết bản thân ông kinh doanh gạo từ năm 1990 nhưng chưa bao giờ nghe thông tin gạo làm bằng nhựa. Là dân kinh doanh gạo lâu năm, ông Quang cho biết rất khó để chứng thực thông tin trên có thực bởi không dễ dàng để nhựa làm gạo được. Chưa kể, chi phí để chế biến nhựa thành gạo có khi còn đắt hơn so với gạo thông thường.
"Cách đây 4-5 năm, các tiểu thương ở chợ Trần Chánh Chiếu cũng đồn thổi thông tin gạo làm từ giấy từ Trung Quốc qua. Theo đó gạo làm từ giấy rất giống và khi chưa nầu ngửi thơm như gạo bình thường. Nhưng khi nấu chín để một ngày chưa kịp ăn cơm sẽ bã ra giống như giấy vệ sinh thấm nước vậy đó. Tuy nhiên đó cũng chỉ là thông tin đồn thổi chứ chưa ai, kể cả tôi thấy hạt gạo giấy như thế nào cả", ông Quang cười nói.
Các tiểu thương bán gạo ở đường Trần Chánh Chiếu đều khẳng định nguồn gạo ở đây đều lấy từ các tỉnh miền Tây.
Một tiệm kinh doanh gạo trên đường Trần Chánh Chiếu, quận 5 (TP.HCM) - Ảnh: Đình Quân
Là một doanh nghiệp xuất khẩu khá nhiều gạo sang Trung Quốc, ông Phan Hùng Minh, Giám đốc Công ty Phan Minh, cho hay thông tin trên hoàn toàn không có cơ sở. Để chứng minh, ông Minh cho biết hiện giá nhựa đắt gấp 4 lần giá gạo. Do đó không ai dại gì lấy nhựa để làm gạo cả, chưa kể còn phải gánh thêm chi phí chế biến để nhựa biến thành gạo không hề rẻ.
"Bản thân tôi cũng chỉ nghe chứ chưa bao giờ thấy gạo nhựa như thế nào", ông Minh nói.
Ông Minh cho biết thêm hiện chỉ có gạo Việt Nam xuất đi Trung Quốc chứ chưa có chiều ngược lại.
Trong trường hợp gạo nhựa là có thật thì làm sao phân biệt giữa gạo thật và gạo nhựa, cả ông Minh và ông Quang đều chỉ cách chính xác nhất là đem gạo nấu chín. Một cách nữa là cầm hạt gạo cắn làm đôi sẽ biết đâu là gạo thật, gạo giả.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Quốc kỳ ca" (chữ Hán: 國旗歌; bính âm: Guó Qí Gē) của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) được phát trong lúc thượng và hạ quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc. Bài này cũng được vang lên tại các sự kiện thể thao quốc tế như Thế vận hội, nơi đội tuyển Trung Hoa Dân Quốc tham dự với tên gọi "Đài Bắc Trung Hoa" do chính sách Một Trung Quốc.[1]
Sau khi Đảng ca Quốc dân Đảng được chọn là Quốc ca Trung Hoa Dân quốc vào năm 1930, để tránh sự phản đối của các đảng phái đối lập vì họ cho rằng bài này dùng biểu tượng của đảng đại diện cho toàn quốc gia, Bộ Giáo dục Quốc gia Trung Hoa Dân quốc đã tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca mới. Phần nhạc do Hoàng Tự sáng tác đã được lựa chọn vào năm 1936, tuy nhiên Chính phủ Quốc dân của Tưởng Giới Thạch từ chối chấp nhận nó là quốc ca. Sau một cuộc thỏa hiệp, bài Đảng ca Quốc dân Đảng vẫn được giữ làm Quốc ca, còn phần nhạc của Hoàng Tự kết hợp với phần lời do Đới Quý Đào sáng tác được sử dụng làm Quốc kỳ ca Trung Hoa Dân quốc và được sử dụng đến 1949 ở Trung Quốc Đại lục (do Nội chiến buộc chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phải rút về các đảo Đài Loan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1949), và ở Đài Loan từ 1949 cho đến nay.[2]
Bài này được sử dụng trong các lễ chào cờ hằng ngày, hay trong lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh (ngày Song Thập - ngày 10 tháng 10) ở Đài Loan.
Trong lễ chào cờ đó, khi hát Quốc ca Trung Hoa Dân quốc, hai người kéo cờ không được phép kéo cờ lên, chỉ được giương rộng lá cờ cho mọi người nhìn lên và hát với lòng tự hào yêu nước. Còn khi bài Quốc kỳ ca vang lên thì người chỉ huy báo chào cờ, người kéo cờ phải kéo từ từ Quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc cho đến khi hết giai điệu của bài này.
Ở các trường từ tiểu học cho đến các trường đại học trên khắp Đài Loan, thì bài này thường sử dụng trong lễ chào cờ thứ Hai đầu tuần (thời gian giống như của Việt Nam) và các ngày lễ trọng đại lớn như Ngày Song Thập, v.v...
Ở các quảng trường lớn ở Đài Loan như Quảng trường Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, hay gần Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn, thì bài này được sử dụng trong lễ chào cờ diễn ra vào lúc 6h (lễ thượng cờ) và 18h (lễ hạ cờ) sau khi xong bài Quốc ca Trung Hoa Dân quốc.
山川壯麗,物產豐隆;炎黃世冑,東亞稱雄。 毋自暴自棄,毋故步自封,光我民族,促進大同。 創業維艱,緬懷諸先烈;守成不易,莫徒務近功。 同心同德,貫徹始終,青天白日滿地紅。 同心同德,貫徹始終,青天白日滿地紅!
Shānchuān zhuànglì, wùchǎn fēng lóng; yánhuáng shì zhòu, dōngyà chēngxióng. Wú zìbàozìqì, wú gùbùzìfēng, guāng wǒ mínzú, cùjìn dàtóng. Chuàngyè wéi jiān, miǎnhuái zhū xiānliè; shǒuchéng bùyì, mò tú wù jìn gōng. Tóngxīn tóng dé, guànchè shǐzhōng, qīngtiānbáirì mǎn dì hóng. Tóngxīn tóng dé, guànchè shǐzhōng, qīngtiānbáirì mǎn dì hóng!
Sơn xuyên tráng lệ, vật sản phong long; Viêm Hoàng thế trụ, Đông Á xưng hùng. Vô tự bạo tự khí, vô cố bộ tự phong, quang ngã dân tộc, xúc tiến đại đồng. Sáng nghiệp duy gian, miễn hoài chư tiên liệt; thủ thành bất dịch, mạc đồ vụ cận công. Đồng tâm đồng đức, quán triệt thủy chung, Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng. Đồng tâm đồng đức, quán triệt thủy chung, Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng!
Núi sông tráng lệ, sản vật phồn thịnh, Viêm Hoàng thế trụ, Đông Á xưng hùng. Chớ bỏ hết khí ngạo, chớ đóng mình bước cũ, rọi dân tộc ta, tiến tới đại đồng. Dựng nghiệp khó khăn, nhớ công lao đời trước, giữ không lay chuyển, việc gần chớ để không. Đồng tâm đông đức, quán triệt trước sau, Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng. Đồng tâm đồng đức, quán triệt trước sau, Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng!