Khi còn công tác, chúng tôi có dịp làm việc với các chuyên gia nước ngoài và học được ở họ nhiều vấn đề lý thú và bổ ích. Trước hết là họ viết và sử dụng để tra cứu rất nhiều sổ tay. Từ các sổ tay dùng chung cho nhiều ngành kỹ thuật đến các sổ tay chuyên sâu cho từng ngành riêng biệt. Trong sổ tay ngoài các phần cốt yếu rất ngắn gọn tối cần thiết về lý thuyết, còn phần lớn là phần công thức, các bảng biểu phục vụ cho tính toán thực tế, kèm theo là các ví dụ và tính toán bằng con số. Ví dụ khi người đọc cần nghiên cứu về một cái dầm cụ thể với kết cấu và phân bố tải trọng của mình, tra cứu trong sổ tay “Sức bền vật liệu” có thể biết hình dáng đường chuyển vị của dầm khi chịu tải; công thức tính ứng suất ở điểm có tọa độ bất kì và điểm nguy hiểm nhất (ứng suất max); độ chuyển vị (chuyển vị dài và góc) ở điểm bất và điểm nguy hiểm nhất v.v... Từ ý tưởng trên, để phù hợp với xu thế chung của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam là: không dạy từng môn cơ học riêng rẽ mà tập hợp chung trong một môn cơ học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau - môn “Cơ học ứng dụng trong kỹ thuật” - chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn sách “Sổ tay cơ kỹ thuật” này. Ngoài phần kiến thức chung sẽ bao gồm: cơ học là môn cơ sở của kỹ thuật, các môn kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành: sức bền vật liệu, động học và động lực học máy. Cuốn sách thích hợp với các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao các ngành kỹ thuật liên quan nhiều đến cơ học như: cơ khí, xây dựng, giao thông kỹ thuật liên quan nhiều đến cơ học như: cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải và các độc giả yêu thích môn này. Cuốn sách có phần cuối chọn lọc một số cơ cấu máy và công cụ nhằm bước đầu giới thiệu và gợi mở lòng say mê và sáng tạo của các bạn đọc trẻ và các độc giả yêu thích môn cơ cấu máy và dụng cụ.
Khi còn công tác, chúng tôi có dịp làm việc với các chuyên gia nước ngoài và học được ở họ nhiều vấn đề lý thú và bổ ích. Trước hết là họ viết và sử dụng để tra cứu rất nhiều sổ tay. Từ các sổ tay dùng chung cho nhiều ngành kỹ thuật đến các sổ tay chuyên sâu cho từng ngành riêng biệt. Trong sổ tay ngoài các phần cốt yếu rất ngắn gọn tối cần thiết về lý thuyết, còn phần lớn là phần công thức, các bảng biểu phục vụ cho tính toán thực tế, kèm theo là các ví dụ và tính toán bằng con số. Ví dụ khi người đọc cần nghiên cứu về một cái dầm cụ thể với kết cấu và phân bố tải trọng của mình, tra cứu trong sổ tay “Sức bền vật liệu” có thể biết hình dáng đường chuyển vị của dầm khi chịu tải; công thức tính ứng suất ở điểm có tọa độ bất kì và điểm nguy hiểm nhất (ứng suất max); độ chuyển vị (chuyển vị dài và góc) ở điểm bất và điểm nguy hiểm nhất v.v... Từ ý tưởng trên, để phù hợp với xu thế chung của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam là: không dạy từng môn cơ học riêng rẽ mà tập hợp chung trong một môn cơ học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau - môn “Cơ học ứng dụng trong kỹ thuật” - chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn sách “Sổ tay cơ kỹ thuật” này. Ngoài phần kiến thức chung sẽ bao gồm: cơ học là môn cơ sở của kỹ thuật, các môn kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành: sức bền vật liệu, động học và động lực học máy. Cuốn sách thích hợp với các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao các ngành kỹ thuật liên quan nhiều đến cơ học như: cơ khí, xây dựng, giao thông kỹ thuật liên quan nhiều đến cơ học như: cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải và các độc giả yêu thích môn này. Cuốn sách có phần cuối chọn lọc một số cơ cấu máy và công cụ nhằm bước đầu giới thiệu và gợi mở lòng say mê và sáng tạo của các bạn đọc trẻ và các độc giả yêu thích môn cơ cấu máy và dụng cụ.
Toàn bộ quy trình thiết kế, biện pháp thi công từng hệ thống giúp bạn trưởng thành nhanh trong công tác thiết kế và giám sát thi công dự án
FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area dịch ra có nghĩa là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết quốc tế giữa các quốc gia và nhờ các hiệp định này mà các rào cản về thuế quan và phi thuế quan sẽ được giảm hoặc xóa bỏ. Nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà các quốc gia trên thế giới có thể từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
Tùy vào từng loại hợp đồng FTA mà có những nước nào tham gia ký kết khác nhau. Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, viết tắt RCEP. Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên của ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do bao gồm Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand. Hiệp định này được ký kết tại Hà Nội vào ngày 15/11/2020 và nhằm hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA).
Một ví dụ khác là của hiệp định FTA là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định này được gọi tắt là Hiệp định CPTPP. Đây là một hiệp định FTA ̣Hiệp định thương mại tự do) thế hệ mới. Hiệp định CPTPP gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Ca-na-đa, Chi-lê, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Xing-ga-po, Pê-ru và Việt Nam. Hiệp định CPTPP đã được ký kết ngày 08/3/2018 tại thành phố San-ti-a-gô của Chi-lê. Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định là Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam thì Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 14/01/2019.
Thuật ngữ “FTA thế hệ mới” được sử dụng lần đầu tiên từ năm 2007 với các hiệp định thương mại tự do mà Liên minh châu Âu đã đàm phán với các đối tác thương mại của mình. Việc các thành viên của WTO thiếu đi sự đồng thuận dẫn đến sự bế tắc trong các vòng đàm phán Doha kể từ năm 2001. Đây được cho là nguyên nhân chính để thúc đẩy EU thực thi một chiến lược thương mại mới và chiến lược này chính thức được công bố từ năm 2006. Theo đó, EU cam kết phát triển và nâng cao quan hệ thương mại song phương với các đối tác. Từ đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của các nước EU trên toàn cầu. Với mục tiêu đó, vào năm 2007, EU bắt đầu khởi động các vòng đàm phán các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” với các nước là đối tác thương mại của mình như Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước ASEAN với cách tiếp cận toàn diện, gồm nhiều nội dung đổi mới về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, đầu tư, mua sắm chính phủ, hay phát triển bền vững.
Kể từ đó, thuật ngữ “FTA thế hệ mới” được sử dụng một cách tương đối để phân biệt các FTA được ký kết trong phạm vi toàn diện hơn so với những khuôn khổ tự do hoá thương mại đã được thiết lập trong các hiệp WTO hay FTA truyền thống.
Ngoài các hiệp định thương mại tự do của EU với các đối tác thương mại như EU-Nhật Bản, EU-ASEAN, EU-Ấn Độ, FTA EU-Hàn Quốc, … thì các hiệp định thương mại tự do được đàm phán sau đó giữa nhiều đối tác thương mại lớn như Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP), Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),… cũng áp dụng cách tiếp cận toàn diện này. Đây đều được coi là các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới”.
Tuy khái niệm FTA giữa các nước được định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, thông thường fta nào cũng bao gồm các nội dung chính được liệt kê sau đây:
Thứ nhất là những quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Theo đó, mỗi quốc gia tham gia ký thỏa thuận FTA đều phải cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan. Đồng thời, cho phép các hàng hóa dịch vụ giữa các nước thành viên được xuất nhập khẩu.
Thứ hai là quy định danh mục những mặt hàng được đưa vào cắt giảm thuế quan. Loại hàng hóa dịch vụ được đưa vào ký kết sẽ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động đàm phán. Có một số loại thuế nhạy cảm sẽ cắt giảm chậm hơn hoặc không được cắt giảm.
Thứ ba là quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu. Các Hiệp định thương mại tự do phải có phần mục nội dung quy định rõ ràng về khoảng thời gian hay lộ trình áp dụng cắt giảm thuế. FTA thường có thời gian kéo dài dưới 10 năm.
Thứ tư là quy định về quy tắc xuất xứ. Đây là quy định hết sức quan quan trọng và không thể thiếu trong FTA. Mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau sẽ có những quy định về việc mức cắt giảm thuế khác nhau. Những mặt hàng được sản xuất ở các nước tham gia vào thỏa thuận FTA sẽ được nhận ưu đãi lớn hơn những mặt hàng sản xuất ở các nước khác.
Khi tham gia đàm phán ký kết FTA, Các quốc gia và tổ chức cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia: Cần xét một cách cẩn thận về tình hình kinh tế của mỗi nước để có thể đưa ra các hoạt động thỏa thuận một cách công bằng nhất.
Thứ hai, phải tạo được cơ hội phát triển mới: Nắm bắt được các mặt cơ hội thách thức cũng như mặt thuận lợi khó khăn để việc đàm phán đạt được hiệu quả cao nhất. Từ đó, góp phần làm tăng mặt hàng xuất nhập khẩu và thu hút được các nguồn đầu tư của nước ngoài khác.
Việc tuân thủ các nguyên tắc trong FTA được xem là bước đệm và là việc làm cần thiết để cho các nước có thể cập nhật và nắm bắt thông tin một cách dễ dàng. Từ đó cùng nhau đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sự khác biệt giữa FTA truyền thống và FTA thế hệ mới
Các FTA truyền thống phân biệt với FTA thế hệ mới ở ba đặc điểm sau:
Thứ nhất, các FTA thế hệ mới bao gồm cả các nội dung “phi thương mại”. Các nội dung này trước đây do lo ngại sẽ dựng nên các rào cản đối với thương mại nên đã từng bị đưa ra khỏi các vòng đàm phán WTO. Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh mới lại được quan tâm bởi nó có ảnh hưởng ngày càng lớn đến vấn đề thương mại của các quốc gia. Những vấn đề “phi thương mại” trên có thể kể đến như lao động, phát triển bền vững, môi trường, quản trị tốt, …
Thứ hai, các FTA thế hệ mới bao gồm nhiều nội dung mới hơn FTA truyền thống như mua sắm công, đầu tư, cạnh tranh, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử, …
Thứ ba, các FTA thế hệ mới sẽ xử lý sâu sắc hơn FTA truyền thống về các vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, thương mại hàng hoá, các quy tắc xuất xứ, … Chẳng hạn, so với các hiệp định WTO và các FTA truyền thống, thì FTA thế hệ mới có mức độ cam kết rộng và sâu sắc hơn, có thể cam kết cắt giảm thuế gần như là về 0% với hầu hết các hàng hoá và dịch vụ mà không có loại trừ.
Qua các điểm khác nhau kể ở trên thì trong số các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam có ba hiệp định được coi là “FTA thế hệ mới” bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).
Hiệp định RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực) gồm 16 nước (10 nước ASEAN và 6 nước đối tác) mặc dù "sinh sau đẻ muộn" so với CPTPP và EVFTA nhưng căn cứ theo nội hàm của nó thì cũng chưa được coi là FTA “thế hệ mới".