Tên Thật Của Nhà Văn Thạch Lam Là Gì

Tên Thật Của Nhà Văn Thạch Lam Là Gì

Nhà văn Thạch Lam là ai? Nhà văn Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông còn có các bút hiệu khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Thạch Lam có tên khai sinh là Nguyễn Tường Sáu, nhưng khi đi học thì được cha mẹ đổi thành Nguyễn Tường Vinh. Năm ông 15 tuổi, cha mẹ ông lại làm giấy khai sinh một lần nữa, đổi tên ông thành Nguyễn Tường Lân.Thạch Lam là một nhà văn tài hoa nhưng đoản mệnh. Ông qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, khi đó ông mới 32 tuổi. Thạch lam từng thi đỗ Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông ra làm báo và gia nhập Tự Lực văn đoàn. Ông được phân công làm biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm Tự Lực văn đoàn. Từ tháng 2 năm 1935, ông được bổ nhiệm làm Chủ bút tờ Ngày nay.Trong văn chương, các sáng tác của Thạch Lam gần như bám sát vào đời sống thường ngày. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:1. Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)2. Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)3. Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)4. Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)5. Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)6. Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943)7. Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.Trong cuốn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết về nhà thơ Thạch Lam như sau: Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh ("Cô hàng xén"). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ ("Nhà mẹ Lê"). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người ("Sợi tóc"). "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo giòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.

Nhà văn Thạch Lam là ai? Nhà văn Thạch Lam là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông còn có các bút hiệu khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Thạch Lam có tên khai sinh là Nguyễn Tường Sáu, nhưng khi đi học thì được cha mẹ đổi thành Nguyễn Tường Vinh. Năm ông 15 tuổi, cha mẹ ông lại làm giấy khai sinh một lần nữa, đổi tên ông thành Nguyễn Tường Lân.Thạch Lam là một nhà văn tài hoa nhưng đoản mệnh. Ông qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, khi đó ông mới 32 tuổi. Thạch lam từng thi đỗ Tú tài phần thứ nhất. Sau đó ông ra làm báo và gia nhập Tự Lực văn đoàn. Ông được phân công làm biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của nhóm Tự Lực văn đoàn. Từ tháng 2 năm 1935, ông được bổ nhiệm làm Chủ bút tờ Ngày nay.Trong văn chương, các sáng tác của Thạch Lam gần như bám sát vào đời sống thường ngày. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như:1. Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)2. Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938)3. Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939)4. Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941)5. Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942)6. Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943)7. Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.Trong cuốn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết về nhà thơ Thạch Lam như sau: Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh ("Cô hàng xén"). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ ("Nhà mẹ Lê"). Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con người ("Sợi tóc"). "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo giòng" là một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót.

Chiều cao cân nặng Nhà văn Thạch Lam

Nhà văn Thạch Lam cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Chiều cao: đang cập nhậtCân nặng: đang cập nhậtSố đo 3 vòng: đang cập nhật

Nhà văn Thạch Lam sinh năm bao nhiêu, bao nhiêu tuổi?Thạch Lam sinh ngày 7-7-1910, mất ngày 27/1942, hưởng thọ 32 tuổi. Nhà văn Thạch Lam sinh ở đâu, con giáp/ cung hoàng đạo gì? Thạch Lam sinh ra tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Anh sinh thuộc cung Cự Giải, cầm tinh con (giáp) chó (Canh Tuất 1910). Thạch Lam xếp hạng nổi tiếng thứ 42837 trên thế giới và thứ 39 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.

Người nổi tiếng theo ngày sinh: 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196419651966196719681969197019711972197319741975197619771978197919801981198219831984198519861987198819891990199119921993199419951996199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017201820192020

Người nổi tiếng sinh ở Hà Nội

Thông tin/ profile đầy đủ và mới nhất của Thạch Lam được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Các thông tin về Nhà văn Thạch Lam có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác và chỉ mang tính tham khảo, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: [email protected]

Người cha của Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918). Ông biết chữ Hán và tiếng Pháp, làm Thông phán tại Tòa sứ. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái đầu của cụ Lê Quang Thuật. Cụ Thuật người Huế nhưng  nhiều đời làm quan ở đất Bắc. Bấy giờ, tri huyện Cẩm Giàng là ông Nguyễn Tường Tiếp, quê gốc Quảng Nam, có con trai là Nguyễn Tường Nhu, đến tuổi lấy vợ. Bà mối đã giới thiệu cô Lê Thị Sâm về làm dâu họ Nguyễn Tường. Cha mẹ Thạch Lam sinh được 7 người con. Sáu trai và một gái. Thạch Lam là con thứ sáu, sinh năm Canh Tuất (1910). Bà Nguyễn Thị Thế là chị, sinh năm Kỷ Dậu (1909).

Trong khoảng mười năm đầu, cha mẹ Thạch Lam ở ấp Thái Hà. Sau đó thuê nhà ở phố Hàng Bạc, nhà số 10. Bà Thế nhớ lại, hồi về Hàng Bạc, bà mới 5 tuổi. Tính bà nhút nhát, đi đâu cũng sợ. Nhưng Thạch Lam lại bạo dạn, đi chỗ nào cũng kết bạn được ngay. Ngôi nhà ở Hàng Bạc cổ kính, tối tăm. Cửa hàng bên ngoài cho người đàn bà tên Bảy thuê. Bà Bảy không chồng con, sống một mình. Bà bán các thứ lặt vặt như dầu mỡ mắm muối tương cà.

Gia đình Thạch Lam ở giữa. Bên trong là căn buồng mà ngày cũng như đêm, đều tối om. Bên trong nữa cũng là căn buồng nhỏ. Căn này cho một ông nấu bếp cho người Pháp thuê.  Khoảng sân tối đó làm hai chị em sợ ma. Một hôm, hai người chạy vào nhà trong, chị Thế chạy trước. Thạch Lam chạy sau. Bỗng Thạch Lam vấp ngã, cằm đập xuống nền gạch. Bà Thế quay lại, thấy mặt em đầy máu. Bà sợ, khóc thét lên. Nhưng Thạch Lam vẫn điềm nhiên không khóc. Bà nghĩ, có lẽ em mình sợ ma nên quên đau. Sau này, chỗ vấp ở cằm thành cái sẹo.

Ở Hàng Bạc được ít lâu, ông Thông phán nghỉ việc ở Thái Hà. Gia đình thu xếp về Cẩm Giàng. Lần đầu được đi tàu hỏa, Thạch Lam rất thích, luôn miệng hỏi, tại sao tàu chạy được? Chạy bằng gì? Người cha lại giảng giải rành rọt cho cậu con.

Ở Cẩm Giàng, bà mẹ Thạch Lam làm nhà mới ở gần ga, buôn bán thuốc lào, mua lại thóc của nông dân… Ông bà tần tảo nuôi bốn người con trai ăn học ở Hà Nội, Hải Dương. Bà Thế được học ít, phải ở nhà giúp mẹ. Sau này, có người mách, ông bố Thạch Lam sang Lào làm việc. Nhưng chỉ không đầy một năm, ông mắc bệnh, mất ở bên Lào. Bà mẹ Thạch Lam ôm đứa con út, sau này là bác sĩ Nguyễn Tường Bách, về lại Cẩm  Giàng.

Ở quê buồn. Hai chị em thường có thú vui, mỗi khi có chuyến tàu Hà Nội xuống Hải Phòng, đến gần nhà, dừng lại, là chạy ra coi. Thạch Lam thường chỉ cho chị xem các bánh xe, sờ vào chỗ nhẵn, sáng bóng. Người chị thì sợ, người xung quanh cũng hoảng, nhỡ tàu chạy thì tai nạn xảy ra. Nhưng Thạch Lam vẫn bình thản. Bởi hai chị em đều biết, bao giờ tàu cũng tới đó là lùi lại chứ không bao giờ đi quá vạch vôi mà Thạch Lam đã đánh dấu.

Sau này, Thạch Lam viết truyện “Hai đứa trẻ”. Bà Thế đọc và nghĩ, không  ngờ em mình  "Có trí nhớ dai như thế, như chuyện em tôi tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới đi ngủ. Năm đó tôi mới có 9 tuổi, em tôi lên 8 mà mẹ tôi đã giao cho hai chị em tôi coi hàng. Cửa hàng chỉ có bán rượu, ít bánh khảo, thuốc lào, cốt để đưa khách quen vào trong nhà bà ngoại.

Tối đến, hai chị em phải ngủ lại để trông hàng. Hai chị em vì ở quê đã lâu nên bạo dạn. Chủ nhà là hai bà cụ đã già tóc bạc phơ hình như hai người là bạn với nhau, đều không có con, tôi cũng không rõ là ở đâu tới...". Nhưng trong truyện ngắn này, Thạch Lam còn vẽ nên khung cảnh heo hút, buồn bã của một vùng quê với nhà chị Tý bán nước chè, bác Siêu bán phở, bà cụ Thi hơi điên, nghiện rượu,  cảnh cô đơn mà ấm áp của hai chị em tần tảo…

Rồi gia đình Thạch Lam lại chuyển về Thái Bình, theo chân người anh cả là Nguyễn Tường Thụy. Anh Thụy làm đốc học ở một trường có mỗi ông giáo, nhưng học trò có đến trăm người. Và Thạch Lam được đi học. Nhưng phải ở trọ. Bà Thế nhớ lại: "Một tháng sau được nghỉ lễ, bà tôi lên đón về chơi. Giở hòm quần áo ra, ôi thôi mùi mốc đưa lên tận mũi. Quần áo cái nào cũng mốc meo chẳng cái nào sạch. Hỏi, em tôi nói em không biết giặt mà chẳng có ai giặt cho em cả. Em cứ thay hết một lượt quần áo em lại mặc lại. Bà tôi chỉ cười thôi, bà bảo cũng quên không chỉ cho nó cách giặt, làm sao nó biết được. Từ bé đến giờ đã phải giặt lần nào đâu".

Tuổi thơ qua đi. Mặc dù gia đình Thạch Lam luôn sống trong cảnh nghèo túng, nhưng bà mẹ vẫn nhất quyết vay mượn cho các con ăn học đầy đủ. Tất cả đều trưởng thành, có danh tiếng và sự nghiệp. Nhưng trong bảy gia đình của những người con họ Nguyễn Tường, chỉ có gia đình Thạch Lam và gia đình bà Nguyễn Thị Thế sống đạm bạc nhất. Nhà Thạch Lam ở Hồ Tây, nhưng đều là nhà thuê.

Và hai căn nhà mà Thạch Lam thuê, đều do người chị nhượng lại. Không như những người anh, lấy vợ nhờ bà mối, Thạch Lam tự chọn vợ cho mình. Người vợ của Thạch Lam là bà Nguyễn Thị Sáu. Họ sinh được ba người con. Thạch Lam định đặt tên các con là Bạch - Đằng - Giang. Nhưng người con đầu lòng là con gái. Thạch Lam đổi tên con là Nguyễn Tường Nhung. Còn hai người con trai sau vẫn giữ nguyên tên. Nguyễn Tường Giang sau này vừa là bác sĩ vừa viết văn.

Thạch Lam viết văn, làm báo Phong hóa cùng các anh mình. Nhưng do tin người, báo Phong hóa bị người làm trộm cắp tiền bạc. Bà Thế kể, gia đình Thạch Lam rất nghèo. Mùa đông không có chăn ấm. Nhưng Thạch Lam có rất nhiều bạn như Đinh Hùng, Huyền Kiêu, Thế Lữ… Khi nhà có khách, người vợ vẫn làm cơm, đãi rượu những người bạn của chồng với nét mặt tươi sáng. Và Thạch Lam có mong ước nhỏ. Theo lời bà Thế, "Lúc nào chú cũng ao ước có một cái ghế mây có nệm ngồi êm ái, hoặc cái ghế có thể nằm hay ngồi cũng được mà chả có tiền mua. Sẵn người bạn thân biếu chú hai cái ghế mây, chú lấy làm thích lắm, ngồi cho tới khi chết".

Tết năm 1942, gia đình họ Nguyễn Tường tản mác. Thạch Lam mắc bệnh lao phổi. Bà Thế kể, sau Tết, "Thạch Lam bắt đầu yếu. Hôm chú sang chơi nhà anh Thế Lữ rồi qua tôi, thấy tôi đốt lò sưởi, chú thích quá. Chú nói bên hồ năm nay lạnh quá, chú chịu không nổi. Tôi mời chú qua đây ở, tôi sẽ nhường chú căn phòng khách có lò sưởi cho ấm, chứ nhà tôi có tiếp khách nào đâu. Nói rồi, tôi thấy nét mặt chú buồn.

Lúc tiễn chú ra cổng, tôi thấy thân hình chú mặc cái áo cẳng dài, chân bước đi như gió thoảng trên mặt đê, lòng tôi tự nhiên thấy buồn, nhưng không rõ vì sao…".

Thạch Lam bị bệnh, thích yên tĩnh. Bà Thế nhớ lại, mỗi lần sang thăm em "phải bảo mấy cháu chơi ở ngoài hoặc ra cây đa, hoặc sang sân đình. Tôi còn nhớ lần đó sang chơi, thấy chú đương ăn cơm, chú mời tôi ăn với chú một thể, nhưng tôi đã ăn rồi, chú mới hỏi mấy cháu có qua với tôi không.

Tôi bảo: "Chúng nó sợ chú nên chơi ở ngoài sân đình rồi". Chú bèn nói, gọi hết mấy cháu vào đây. Tôi và thím Sáu nhìn nhau lấy làm lạ vì đã có lần chú nói tôi có sang thì để lũ trẻ con ở nhà. Thế mà hôm nay chú lại vui vẻ gọi các cháu vào, nào là bắt ăn rồi lại mở tủ sách của chú mà xưa nay các cháu thích lắm nhưng chẳng bao giờ dám mó vào, bây giờ muốn đọc thì tha hồ mà đọc. Lúc về chú lại cho mượn đem về, hẹn phải giữ cẩn thận rồi đem qua chú đổi cho quyển khác. Tôi thấy chú cười nói, tôi cũng mừng, hay là chú đã hết bệnh rồi nên chú thay đổi tính nết. Ai ngờ là gở chết, vì theo như các cụ nói thì người đương dễ tính sẽ đổi ra khó, còn người đương khó tính sẽ đổi ra dễ, đó là điềm gở".

Thạch Lam được cả gia đình tận tình chăm sóc. Em trai Nguyễn Tường Bách đã tốt nghiệp bác sĩ, hàng ngày xuống chích thuốc cho anh, nhưng không đỡ vì nhà văn đã lao phổi nặng. Bà Thế kể, "Mẹ tôi cũng từ dưới trại lên để trông nom chú và người bếp già vì thím ấy đã gần ngày sanh. Chú gầy quá lại kêu đau mình, nên mẹ tôi lại mang cả giường lò xo lên cho chú nằm cho êm".

Rồi những giờ phút cuối cùng của Thạch Lam trước khi từ giã cõi đời, cũng đến. Bà Thế viết: "Mẹ tôi đi coi số cho chú ấy nói nếu có hai con trai thì là tận số. Hôm ấy thím sanh, nói con trai, chú chỉ thở dài nói lại con trai. Mẹ tôi thấy chú phù hai chân, biết là khó qua khỏi, nên thím ấy sanh mới được có ba ngày là cho đón về lúc buổi sáng mười giờ.

Bế thằng bé con ra cho chú coi mặt, chú bảo trông nó khỏe mạnh đấy. Tôi bắc ghế ngồi bên chú, chú bảo chị cho cái gối cao lên để em ngắm liễu, hôm nọ nó (chú người ở) chặt mất cành thấp rủ xuống, em tiếc quá. Xong chú nói em nhớ bữa cơm nguội mà hôm em đi chơi về, chị cho em ăn với cá kho và dưa chua, sao mà ngon thế, hôm nào em khỏi chị lại cho em ăn như thế.

Tôi cười nói đúng đó chú ạ, mình chỉ ăn ngon vào đúng lúc mình đói thì bữa cơm đó không có gì ăn cũng ngon, chú nhỉ. Chú lại hỏi sắp đến mùa na chưa, em thèm ăn na quá. Tôi lại bảo, tháng Sáu hoặc tháng Bảy chú ạ. Chú chỉ ao ước một bộ đồ lụa mỏng vải cúc áo dài lụa thì mẹ tôi đã may cho chú để mặc cho mát và nhẹ. Còn các thứ trái cây thì chú thích nhất là na, xoài, dưa tây ướp đá".

Khoảng 12 giờ ngày 27 tháng Sáu năm 1942, nhà văn Thạch Lam từ trần. Năm ấy nhà văn mới 32 tuổi. Mộ của ông được đặt trong nghĩa trang Hợp Thiện thuộc làng Mai Động, phía Nam Hà Nội. Sau này, nghĩa trang giải tỏa. Hài cốt của ông được chuyển lên Yên Kỳ. Năm 2004, sau nhiều lần tìm kiếm, người con út của ông là nhà văn - bác sĩ Nguyễn Tường Giang đã tìm thấy mộ cha.

Là một trong những cây bút chính của nhóm Tự lực văn đoàn, song văn phong của Thạch Lam vẫn "chảy" riêng biệt một dòng.

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, những người yêu văn chương vẫn không thể quên được một dáng hình khiếm nhường, từ tốn "bước những bước thật nhẹ nhàng" vào làng văn học hiện đại Việt Nam, mang theo những trang văn nồng nàn chất thơ, đó là nhà văn Thạch Lam. Là một trong những cây bút chính của nhóm Tự lực văn đoàn, song văn phong của Thạch Lam vẫn "chảy" riêng biệt một dòng.

Trong trẻo như nắng sớm, thanh khiết như sương maiSinh ngày 7.7.1910, in tập truyện ngắn đầu tay vào năm 1937 và qua đời năm 1942, có thể nói, sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam chỉ kéo dài khoảng 5-6 năm, song quãng thời gian ngắn ngủi ấy cũng đủ để cái tên Thạch Lam trở nên vô cùng sâu đậm trong lòng độc giả.Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống hiện đại, đọc lại "Dưới bóng hoàng lan", "Hai đứa trẻ", "Cô hàng xén", "Nắng trong vườn"… của Thạch Lam, ta thấy tâm hồn mình như lắng lại, như được gột rửa trong sáng hơn, thanh sạch hơn.Nhận xét về văn chương của Thạch Lam, nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nói rằng: “Ngay trong tác phẩm đầu tay ("Gió đầu mùa"), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy”.Đúng vậy, dù là một thành viên của Tự lực văn đoàn và chịu những ảnh hưởng nhất định của trường phái lãng mạn nhưng Thạch Lam chọn cho mình một lối đi hoàn toàn riêng biệt trong văn chương. Không chọn phong cách lãng mạn, thoát ly hiện thực như những tác giả trong nhóm văn Tự lực, cũng không chọn lối đi đầy dữ dội như Ngô Tất Tố hay trào lộng như Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam viết về những điều hết sức bình dị và tinh tế.Văn chương của ông nhẹ nhàng và trong trẻo nhưng vẫn bám sát vào hiện thực cuộc sống. Thông qua những điều hết sức giản dị, Thạch Lam không chỉ muốn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của con người mà còn bày tỏ một cái nhìn đầy lạc quan vào cuộc sống. Dưới cái nhìn tinh tế của nhà văn, người đọc phát hiện ra lẩn khuất giữa những tăm tối và khắc nghiệt không thể trốn chạy của hiện thực vẫn còn những vẻ đẹp đầy lấp lánh.Đó là vẻ đẹp của bình dị thôn quê với đường gạch, hàng cây, với tiếng gió xào xạc hay ngay cả trong ánh đèn của đoàn tàu vụt qua nơi phố huyện nghèo và hơn hết là vẻ đẹp đầy sáng ngời của tâm hồn con người. Đó là: Tiếng trống thu không trên cái chợ huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” ("Hai đứa trẻ"). Là những lời lẽ nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng lại gợi ra biết bao xúc cảm đầy mạnh mẽ, thiên nhiên dưới con mắt của Thạch Lam bao giờ cũng là mặt hồ phản chiếu tâm trạng của con người: “Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt” ("Gió lạnh đầu mùa").Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng có sức ám ảnh lớn. Là lối truyện tâm tình, không có cốt truyện, toàn truyện không hề có hành động phát triển xung đột mà chỉ toát lên một tâm trạng, một không khí nhưng lại rất thực, rất đời. Truyện ngắn Thạch Lam như một tấm gương sáng mà ai soi vào đó cũng thấy có mình, thấy ưu điểm, nhược điểm để hiểu mình hơn, hiểu người hơn, để cảm thông hơn và sống đẹp hơn: “… Tôi rùng mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta sẽ phải vay trả cai xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh mới trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ đánh đập vì thù hằn? Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những thợ thuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng khinh bỉ của tôi ban nãy… sự hối hận thấm thía vào lòng tôi…” ("Một cơn giận").Nguyễn Tuân đã nhận xét về ngôn ngữ văn chương Thạch Lam rất sâu sắc “Thạch Lam đã làm cho tiếng Việt gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại và tươi tắn hơn. Thạch Lam có đem sinh sắc vào tiếng ta. Và theo tôi nghĩ, đứng bên cái tiêu chuẩn thái độ tư tưởng nó là tiêu chuẩn chung cho các thể, các ngành văn nghệ thì đây là cái chuẩn trong những tiêu chuẩn quan trọng nếu không là duy nhất”. Thạch Lam đã mang tới những đóng góp không nhỏ trong quá trình hiện đại hóa văn học trên phương diện ngôn ngữ và mang dấu ấn rất riêng của cây bút lãng mạn, giàu xúc cảm và tài hoa.Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lựcGiới thiệu tập truyện ngắn "Gió đầu mùa" xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám, Thạch Lam viết: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Có thể coi đoạn văn ngắn này là "Tuyên ngôn văn học" của nhà văn Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trang viết nào lại không thắm đượm tinh thần đó. Mỗi tác phẩm là một bức tranh về cuộc đời, về con người nhưng nhất quán lại chính là con người Thạch Lam.Đọc các sáng tác của ông, nhất là truyện ngắn người ta thường cảm thấy bùi ngùi thương xót trước một cảnh đời lầm than hay bâng khuâng man mác trước trạng thái tâm hồn của ai đó hình như rất quen thuộc với mình. Ấy là vì những sáng tác của Thạch Lam mang trong mình cả giá trị hiện thực lẫn sự cảm thông đối với những mảnh đời ông viết. Quả thật khó mà quên được một mẹ Lê ("Nhà mẹ Lê"), bà mẹ nghèo với mười một đứa con bữa rau bữa cháo đắp đổi qua ngày. Sống chen chúc trong căn lều lụp xụp tồi tàn, nhưng tình thương thuần phác và tấm lòng của người mẹ khổ ấy đã nâng đỡ bao bọc cho những đứa con. Cũng chính vậy, khi mẹ Lê bị chó dữ nhà giàu cắn chết trong ngày đói thì túp lều chật hẹp tồi tàn của mẹ trở nên hư vô, trống trải vô chừng.Còn biết bao hình ảnh đáng thương đáng nhớ khác nữa trong từng trang viết của tác giả “Gió đầu mùa”: đó là những cô Dung, một thời thơ trẻ bị quên lãng thiệt thòi; một đời làm dâu và môt đời chết trong cõi sống ("Hai lần chết"); một đứa trẻ cố thức đêm chỉ để nhìn ánh sáng đèn của chuyến tàu đêm với hy vọng được nhìn thấy cảnh náo nhiệt ở sân ga. Là những người lính cũ ("Người lính cũ"), những anh Bào ("Người bạn trẻ"), cô Khanh ("Người bạn cũ")... mà những con sóng dữ, những là gió độc của cuộc đời đưa đẩy tới những kết cuộc bế tắc, lầm than, bi đát vô cùng.Đó là những câu chuyện thật cảm động về những con người vẫn đang nép mình ở đâu đó trong xã hội này. Những mảnh ghép của cuộc đời họ đã được Thạch Lam "vẽ" nên thật giản dị, chân chất mà thấm đượm tình thương, niềm trân trọng. Ông đã tạo ra những trang văn đẹp giản dị nhưng vô cùng nhân đạo. Những con người dù bị chà đạp vẫn cố gắng vươn tới vẻ đẹp thanh cao, những con người dù khốn khó vẫn tự đấu tranh để vươn tới cái đẹp trong cuộc sống. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống riêng nhưng họ đều có chung tâm trạng dày vò, buồn rầu và lòng khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, cao quý hơn.Thạch Lam đã từng quan niệm: “Cái thực tài của nhà văn nguồn gốc chính là ở tâm hồn nhà văn, một nghệ sĩ phải có một tâm hồn phong phú, những tình cảm dồi dào. Nếu không, nghệ sĩ đó chỉ là thợ văn khéo thôi”. Ông đã lặng lẽ tự mổ xẻ mình để xây dựng nên những con người sống động giữa cuộc đời thường. "Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày kia cũng thế nữa, tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ mình cô; trong những luỹ tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em” ("Cô hàng xén"). Thật khó có thể phân biệt đâu là ngôn ngữ tác giả đâu là ngôn ngữ nhân vật. Nhà văn đã thực sự đặt mình vào địa vị nhân vật để nói lên suy nghĩ về số phận và cuộc đời những cô hàng xén nghèo khó sớm tối phải tần tảo vất vả vì gia đình. Và Thế Lữ đã rất xúc động khi nhớ về Thạch Lam: “Sự thật tâm hồn Thạch Lam diễn trong văn chương phức tạp nhiều hình, nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, thân mật, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương” ("Thạch Lam và văn chương").Nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật vị nhân sinh, vì con người và cuộc đời. Nhà văn chân chính phải biết lấy chất liệu từ cuộc sống mà "dệt" nên những trang văn để đời. Thạch Lam không chỉ "để" "nắng trong vườn", mà còn "vẽ" nắng thật đẹp trong lòng mỗi chúng ta…

Nhà văn Thạch Lam được biết đến là cây bút văn học hiện đại xuất sắc của Việt Nam trong những năm 45. Các tác phẩm của ông đều hướng đến cuộc sống cơ cực của nông dân nghèo thời bấy giờ cùng câu chuyện hiện thực hết sức bình dị. Ông luôn dành tình cảm chân thành cho tác phẩm của mình và để lại cho văn học Việt Nam vô số tập truyện ngắn xuất sắc.

Nhà văn Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân và lấy cho mình bút danh là Thạch Lam. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội và là con của một gia đình công chức gốc quan trong giai đoạn kinh tế đất nước đang yếu kém.

Sau khi đỗ tú tài lần đầu, ông đã bỏ học để chuyển hướng sang làm báo cùng với hai người anh trai của mình. Tác giả được biết đến là cây bút thiên về tình cảm, viết về chính những số phận hẩm hiu, nghèo khổ, đặc biệt là phụ nữ trong xã hội thối nát, luôn vất vả chịu đựng và hy sinh. Năm 1942, nhà văn ra đi với tuổi đời còn rất trẻ, để lại 3 đứa con cùng người vợ trẻ trong giai đoạn khó khăn vì căn bệnh lao phổi.

Hầu hết, các tác phẩm của Thạch Lam đều được đăng báo trước khi in thành sách, có những bộ truyện rất nổi tiếng làm nên tên tuổi của ông. Các nhân vật được ông xây dựng đều chung một tâm hồn cao đẹp, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, họ vẫn bộc lộ tấm lòng nhân ái và yêu thương mọi người xung quanh.