Thang Điểm Đánh Giá Kết Quả Học Tập Fpt Academy

Thang Điểm Đánh Giá Kết Quả Học Tập Fpt Academy

2. Điểm trung bình tích lũy, số tín chỉ tích lũy trên Cổng thông tin sinh viên/Xem điểm chưa được cập nhật ?

2. Điểm trung bình tích lũy, số tín chỉ tích lũy trên Cổng thông tin sinh viên/Xem điểm chưa được cập nhật ?

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

1. Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Số lượng các cột điểm thành phần, phương thức đánh giá cho từng điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của học phần. Điểm thành phần của một học phần gồm có hai bộ phận sau:

–  Điểm quá trình (có thể bao gồm các điểm như: điểm kiểm tra giữa kỳ; điểm đánh giá quá trình, mức độ tích cực tham gia hoạt động học tập; điểm bài tập lớn, tiểu luận…) chiếm tỷ trọng không quá 70% điểm học phần.

–  Điểm kết thúc học phần (điểm thi cuối kỳ…) chiếm tỷ trọng còn lại và không quá 50% nếu theo hình thức đánh giá trực tuyến ( xem thêm mục 2).

Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh phức tạp và các trường hợp bất khả kháng khác, việc xây dựng các hình thức đánh giá học phần phải có sự linh hoạt giữa các hình thức trực tiếp và trực tuyến.

a) Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

b) Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

c) Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

a) Bảng ghi điểm là biểu mẫu do Trường phát hành dùng để ghi các cột điểm chính thức của một học phần. Bảng ghi điểm đồng thời là danh sách sinh viên được tham dự quá trình đánh giá một học phần theo từng nhóm, lớp;

b) Mỗi học phần có một hoặc hai cột điểm chính thức. Các cột điểm chính thức được tính từ các điểm thành phần theo tỷ lệ ghi trong đề cương học phần. Các giảng viên giảng dạy học phần chịu trách nhiệm tính và ghi các cột điểm chính thức vào bảng ghi điểm, có xác nhận của lãnh đạo Khoa/Viện đào tạo;

c) Ban Đào tạo lưu trữ và kiểm tra bảng ghi điểm gốc của các học phần.

a) Điểm cuối cùng để đánh giá một học phần được gọi là điểm học phần. Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân (theo thang điểm 10). Sau đó, điểm học phần được quy đổi sang thang điểm chữ và thang điểm 4, theo bảng sau:

Bảng 1: Bảng điểm quy đổi từ thang điểm 10 sang thang điểm chữ và thang điểm 4

b) Trường hợp sinh viên có điểm quá trình hoặc điểm kết thúc học phần là vắng (không có điểm) hoặc điểm 0 (điểm không) thì điểm học phần chỉ được tính tối đa là 4,9 theo thang điểm 10 (điểm không đạt).

Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra (vắng thi có phép);

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

M: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

P: Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập. Điểm P đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10.

Đánh giá kết quả học tập theo học kỳ, năm học

a) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;

b) Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;

c) Điểm trung bình tích lũy (theo học kỳ, năm học, hoặc tính từ đầu khóa học) của những học phần mà sinh viên đã học được tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó, theo công thức sau:

2. Để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số thang điểm 4 được quy định Bảng 1 tại Điều 10 của quy định này.

Bảng 2. Thang điểm xếp loại học lực theo điểm trung bình tích lũy

5. Điểm trung bình tích lũy và số tín chỉ tích lũy là cơ sở để đánh giá chung về tiến độ học tập và học lực của sinh viên trong quá trình học tại trường, đồng thời là cơ sở xếp hạng khi tốt nghiệp.

Trong những điều kiện đặc biệt và tình hình cụ thể (như trong tình hình dịch bệnh Covid-19 không thể tổ chức thi tập trung), việc tổ chức thi có thể được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Quy định và hướng dẫn thi sẽ được thông báo rộng rãi và cụ thể đến từng sinh viên để đảm bảo công tác thi cử được diễn ra thuận lợi, an toàn và công bằng.

Kết quả thi được công bố sau 15 (mười lăm) ngày làm việc (không kể ngày nghỉ, ngày lễ, Tết) kể từ ngày thi kết thúc học phần.

Quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, hình thức đào tạo chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, xem chi tiết tại đây.

Quy định về công tác khảo thí, kiểm tra đánh giá các kỳ thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp, xem chi tiết tại đây

Tin, ảnh: Ban Đào tạo, DSA và Phòng Marketing – Truyền thông