Tiền Trợ Cấp Người Cao Tuổi Là Bao Nhiêu

Tiền Trợ Cấp Người Cao Tuổi Là Bao Nhiêu

Tiền người cao tuổi hay còn gọi là trợ cấp người cao tuổi có thể hiểu là chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định pháp luật.

Tiền người cao tuổi hay còn gọi là trợ cấp người cao tuổi có thể hiểu là chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định pháp luật.

Hồ sơ đề nghị trợ cấp người cao tuổi hàng tháng bao gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Theo như quy định trên, hồ sơ đề nghị trợ cấp người cao tuổi hàng tháng bao gồm

- Mẫu tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội mẫu số 1d ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP

Mẫu tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội mẫu số 1d ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP có dạng như sau:

Khi nào người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Như vậy, người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi thuộc các trường hợp sau:

(1) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

(2) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện (1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

(3) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

(4) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng:

1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:

- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;

- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;

- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội:

1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.

2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;

b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

Như vậy, mức trợ cấp người cao tuổi năm 2023 được tính như sau:

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng = Mức chuẩn trợ giúp xã hội x Hệ số tương ứng

Theo đó, người cao tuổi năm 2023 nhận được mức trợ cấp cụ thể như sau:

- 540.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

- 720.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên;

- 360.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc trường hợp sau:

+ Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện (1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện (1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

- 1.080.000 đồng/tháng đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Lưu ý: Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội theo quy định./.

Theo Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:

- Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

- Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;

- Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

Mà tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định này thì người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Do đó, trường hợp bố anh 89 tuổi đang được hưởng trợ cấp xã hội thì khi mất người thân sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng.

**Về mức hỗ trợ: Tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn (mức chuẩn từ 1/7/2021 là 360.000 đồng), cụ thể: 7.200.000 đồng.

-Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;

- Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

- Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.Mời anh tham khảo thêm một số bài viết sau:Bệnh binh có được nhận trợ cấp người cao tuổi hàng tháng không?

Người chết vì COVID-19 được hỗ trợ chi phí mai táng như thế nào?

Thứ nhất, về trợ cấp mai táng cho mẹ liệt sĩ

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 20 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau:

” Điều 20. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng

5. Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.”

Mức hưởng mai táng phí sẽ được tính theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi năm 2012 như sau:

Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

3. Người có công với cách mạng, thân nhân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời là đối tượng điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội thì mai táng phí do Bảo hiểm xã hội chi trả.”

Bên cạnh đó, trợ cấp mai táng trong Luật bảo hiểm xã hội 2014 được quy định tại khoản 2 Điều 66 và khoản 2 Điều 80 như sau:

“Điều 66. Trợ cấp mai táng...2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết....Điều 80. Trợ cấp mai táng...2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điềunày chết.”

Theo đó, mức mai táng phí theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội là 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà ông bạn mất. Lương cơ sở hiện tại là 1.390.000 đồng nên mức mai táng phí mà người tổ chức mai táng được nhận là 13.900.000 đồng.

Thứ hai, trợ cấp mai táng phí khi người cao tuổi mất

Bà bạn đã 109 tuổi nên sẽ được hưởng hỗ trợ mai táng phí cho người cao tuổi khi mất theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 11 Nghị định 136/2013/NĐ-CP như sau:

” Điều 11. Hỗ trợ chi phí mai táng

1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:

a) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;

c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.”

Do đó, bà bạn khi mất thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng theo hai đối tượng là thân nhân của liệt sỹ bằng 13.900.000 đồng và người trên 80 tuổi đang hưởng trợ cấp hàng tháng khác bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội, tương đương 5.400.00 đồng. Vì vậy, người tổ chức mai táng cho bà bạn chỉ được hưởng trợ cấp mai táng theo đối tượng có mức hưởng cao hơn, tức là thân nhân của liệt sỹ với mức bằng 13.900.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về tiền trợ cấp mai táng đối với người vừa là người cao tuổi vừa là mẹ liệt sĩ.