Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Báo cáo viên: TS. Ninh Thị Sinh, Phó Trưởng Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội Vào hồi 14h00’, ngày 29 tháng 03 năm 2022, TS. Ninh Thị Sinh, Phó Trưởng Khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã trình bày seminar với chủ đề “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì: Trường hợp hội Phật giáo (1934-1945)”. Buổi chia sẻ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Trong báo cáo của mình TS. Ninh Thị Sinh đã trình bày 3 nội dung chính: Nguồn tư liệu, Nội dung nghiên cứu, và kết luận. Trong phần mở đầu của nội dung nghiên cứu, tác giả trình bày nguyên nhân vì sao phải chấn hưng Phật giáo, bao gồm nguyên nhân bên ngoài (phong trào chấn hưng Phật giáo ở châu Á và sự cạnh tranh của các tôn giáo mới) và nguyên nhân từ bên trong do sự suy vi của đạo Phật (tu sĩ hư, dốt; tín đồ mê tín).
Tiếp đến, tác giả trình bày nguyên nhân chấn hưng đạo Phật do đạo Phật là vốn quý nhưng tồn tại không có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội, đồng thời lại chịu sự cạnh tranh từ các tôn giáo khác, đứng trước bờ diệt vong; trong lúc đó nhận được sự thôi thúc, khích lệ của phong trào chấn hưng Phật giáo ở châu Á nên cần phải chấn hưng Phật giáo. Tiếp đó, tác giả đã khái quát diễn biến của phong trào chấn hưng Phật giáo: giai đoạn vận động, giai đoạn thành lập và hoàn thiện tổ chức hội Phật giáo và giai đoạn Chấn hưng
Phần cuối của chủ đề Seminar này, báo cáo viên dành nhiều thời gian để nhận xét về nội dung chấn hưng Phật giáo.
Sau phần trình bày của báo cáo viên, tác giả nhận được rất nhiều câu hỏi, trao đổi thảo luận sôi nổi của các giảng viên, cán bộ trong Khoa. TS Cao Thị Vân đưa câu hỏi: ai là những người “lạc quyên” cho Hội Phật giáo; mối quan hệ của giáo hội Phật giáo Bắc kì với phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kì và thế giới. TS Ninh Thị Hạnh đưa câu hỏi tại sao các chùa thu không đủ chi thì tiền thiếu ở đâu để bù vào? Tính minh bạch có được đảm bảo không? TS Thân Thị Huyền tại sao tên chùa, câu đối trong Chùa đều là chữ Quốc ngữ.
Hi vọng thông qua chủ đề seminar của TS. Ninh Thị Sinh sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kì trong giai đoạn 1934-1945.
Seminar kết thúc vào 16h00’, ngày 29 tháng 03 năm 2022.
(TS. Cao Thị Vân - Trợ lý khoa học)
Trường đại học vẫn còn ngập trong nước lũ từ hai tháng nay.
Các nhà sư đang làm sạch một ngọn tháp lưu giữ Tam tạng kinh điển và sách giáo khoa, trong khi những người khác dọn dẹp các lối đi chuẩn bị cho trường tiếp tục hoạt động trở lại với khóa Phật học cho 1.500 người mới xuất gia vào tuần tới.
Một buổi lễ được tổ chức cho người dân sơ tán trong dịp lũ tại trường
Phía bên trong trường vẫn khô ráo, nhưng cảnh quan bên trong khuôn viên khoảng 53 ha vốn đã từng tươi tốt trước đây đã xuất hiện cây bị chết do lũ lụt. Thiệt hại do trận lũ gây ra cho trường đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya ước khoảng 200 triệu bat.
Nhiều tòa nhà vẫn còn bỏ trống. Nhiều người đã buộc phải di chuyển đi nơi khác khi dòng nước tràn về vào hôm 12-10. Hiện tại, có không đến 100 nhà sư đang ở tại trường.
Phra Sigambhirayarn, Phó Hiệu trưởng phụ trách các vấn đề học tập, cho biết các trường đại học sẽ có kế hoạch tranh thủ sự đóng góp và hỗ trợ về tài chính của nhà nước để sửa chữa hệ thống điện và khôi phục cảnh quan bị hư hỏng.
"Chúng tôi không nghĩ rằng chính phủ có thể đáp ứng tất cả yêu cầu của chúng tôi, vì vậy trước mắt chúng tôi sẽ tập trung vào những việc quan trọng nhất cần làm” - ông Phra Sigambhirayarn nói.
Ông cho biết thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều nếu các binh sĩ, cảnh sát và tình nguyện viên đã không giúp di chuyển hơn 100.000 quyển sách giáo khoa ở tầng trệt của các tòa nhà bên trong khuôn viên trường khi lũ ập đến. Cuối cùng chỉ có 5.000 cuốn sách bị hư hỏng.
Do không có bức tường bê tông bảo vệ, trường đại học đã bị ngập lụt khi nước lũ đến, buộc phải sơ tán một phần trong 500 nạn nhân lũ lụt đang trú ẩn tại đây.
Thứ sáu vừa qua, 21 gia đình bị lũ lụt đã rời khỏi trường đại học khi nơi đây đã không còn là trung tâm sơ tán. Một nhà sư đã ban phước cho họ trước khi rời khỏi đây.
Chayathip Tungpatcha, người tham dự buổi lễ chia tay, đã cảm ơn trường đã chăm sóc cô và đứa con trai bảy tháng tuổi của cô. Cô nói: "Trung tâm này rất đặc biệt đối với tôi. Chúng tôi được các nhà sư dạy về các nguyên tắc tôn giáo. Chúng tôi cầu nguyện mỗi ngày nhằm giúp làm giảm căng thẳng. Giáo lý của Đức Phật làm cho chúng tôi hiểu được cuộc sống và học cách chấp nhận mất mát. Chúng tôi cũng được dạy thủ công mỹ nghệ. Một số người đã kiếm được hơn 2.000 bat trong thời gian ở đây".
Cô nói trong thời gian ở tại trung tâm, con trai của cô đã bị bệnh nhiễm trùng phổi. Những người lính đã kịp thời đưa họ đến bệnh viện Rajavithi ở Bangkok.
Cô nói thêm: "Công chúa Maha Chakri Sirindhorn đã đến thăm trung tâm và cho chúng tôi sự can đảm để chống chọi".
Trung tâm sơ tán tại Đại học Phật học Mahachulalongkornrajavidyalaya được thành lập theo sáng kiến của công chúa làm nơi trú ẩn cho các nạn nhân lũ lụt.
Hiện tại Trường Đại học Mahachulalongkorn chưa có ký túc xá riêng dành cho sinh viên. Tuy nhiên, theo thông tin của nhà trường thì từ khoá sau trở đi sinh viên sẽ được chuyển đến học một cơ sở mới tại tỉnh Ayutthaya cách Trung tâm Bangkok khoảng tầm 70 km. Nơi đây có đầy đủ mọi phương tiện sinh hoạt học tập cho đến ký túc xá dành cho sinh viên đến học nội trú.
Nói đến việc du học thì không thể không đề cập đến vấn đề về ngôn ngữ. Trước khi xác định cho mình hướng đi du học Thái Lan ngoài những kiến thức đã được học ở những cấp học trước, chúng ta phải cần quan tâm đến một số vấn đề về ngôn ngữ. Vì đây là một trong những điều rất quan trọng để mình có thể nắm bắt và theo kịp được chương trình học hay là không.
Để có thể theo học chương trình cao học hệ Quốc tế ( International programme), người học cần trang bị được cho mình một trình độ Anh văn tương đối tốt trong những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đối với một số vị giáo sư người Thái giảng bằng tiếng Anh phần lớn chúng ta sẽ đều có thể nghe được và ít gặp bất cứ khó khăn gì. Nhưng khi học với các Giáo Sư, tiếng Anh là ngôn ngữ bản địa, thì rất khó để chúng ta có thể nắm bắt nội dung bài giảng một cách trọn vẹn. Đây là khó khăn chung dường như phần lớn Tăng Ni sinh viên Việt Nam chúng ta bị gặp phải. Đến lớp không chỉ nghe giảng, mà mỗi môn học sinh viên đều phải có một buổi thuyết trình và sau đó viết assignment dưới một hình thức tổng hợp những gì mình được học để nộp lại cho Giáo sư. Bài thuyết trình cộng với assignment sẽ chiếm 2/3 tổng số điểm của mỗi môn học trong 1 học kỳ. Với những hình thức thực hành như vậy nếu khả năng nghe, nói và viết tiếng Anh của chúng ta còn hạn chế thì trong quá trình học mình sẽ gặp không ít khó khăn.
Ngoài ra, để có thể theo học tốt được ở các trường Phật học của Thái lan , chúng ta cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về Pali. Như chúng ta cũng biết, Phật Giáo Thái Lan là đất nước phật giáo có truyền thống Nam Truyền, kinh điển đều học trên ngôn ngữ Pali. Không những vậy mà ngôn ngữ Thái lan cũng có nhiều sự tương đồng, hay nói khác hơn là mượn từ văn học Pali rất nhiều. Chính bởi những sự ảnh hưởng sâu sắc như vậy nên ngoài môn học Pali cơ bản trong hầu hết các môn học, tất cả những thuật ngữ phật học đều sử dụng Pali.
Đại học phật giáo Thái Lan Mahachulalongkorn
8. PHƯƠNG TIỆN VÀ DỤNG CỤ HỌC TẬP :
Đến du học Thái Lan chúng ta sẽ nhận thấy dụng cụ học tập và giảng dạy nơi đây khá hiện đại. Để có thể dễ dàng thích nghi với cách học thông qua những buổi thuyết trình, hội thảo hàng tháng tốt nhất mỗi sinh viên nên trang bị riêng cho mình một máy vi tính cũng như một số kinh nghiêm căn bản về máy tính và Internet.
Đến Thái lan người học nên chuẩn bị theo một số tài liệu cần thiết bằng Anh ngữ, nhất là những tài liệu liên quan đến tư tưởng phật giáo Nam truyền. Những cuốn sách như vậy sẽ rất cần thiết để chúng ta có cơ sở tham khảo và trích dẫn trong những bài assignment. Bởi lẽ ở Thái Lan sách phật giáo bằng tiếng Anh rất ít, và nếu có những sách liên quan đến môn học mà mình cần thì giá sách lại rất mắc. Chúng ta cần phải biết, ở Thái Lan sách cũng như một số dụng cụ học tập đắt hơn Việt nam rất nhiều.
Xưa nay vốn quen với đời sống trong môi trường Phật Giáo Bắc Truyền nên những ngày đầu có thể chúng ta sẽ gặp đôi chút bỡ ngỡ về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, sinh hoạt hằng ngày. Chúng ta đều biết Thái lan là một đất nước có truyền thống phật Giáo Nam truyền, Phật Giáo là quốc giáo nên người dân đều là tín đồ Phật Giáo. Họ rất kính trọng đời sống của người xuất gia. Hình ảnh tu sĩ là biểu tượng thiêng liêng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Thái. Đặc biệt người Thái họ rất kính trọng và dành cho người xuất gia những sự quan tâm rất đặc biệt. Chính bởi yếu tố mang đậm sắc thái riêng của truyền thống phật giáo Nam Truyền, nên hình ảnh của những chiếc áo nâu có thể sẽ còn hơi mới lạ đối với họ, và đâu đó có thể là đề tài, là vấn đề mà họ đang muốn tìm hiểu.
Ngoài ra, trong sinh hoạt hằng ngày vấn đề ăn uống cũng có phần hơi khác với chúng ta. Ở Thái, các sư vẫn gìn giữ truyền thống đi khất thực vào mỗi sáng sớm, chỉ ăn ngày 2 bữa sáng và trưa. Phật Giáo Thái Lan không có truyền thống ăn chay, nên tu sĩ Việt Nam khi sang đây chúng ta đều phải tự túc đi chợ nấu ăn hàng ngày. Rau quả, gia vị để chế biến thức an chay ở Thái lan rất nhiều, dường như không thiếu món gì và cũng rất dễ mua. Tuy nhiên là tu sĩ dầu ở hình thức nào đi nữa chúng ta chỉ nên đi chợ và mua những thức ăn cần thiết trong ngày vào buổi sáng hoặc trước giờ ngọ. Nếu ở những ngôi chùa Việt chúng ta cũng phải làm như vậy. Bởi một trong những điều rất tế nhị khi sống ở Thái lan chúng ta cần lưu ý đó là việc ăn vào buổi chiều. Mình nên cẩn trọng và tế nhị, tránh để Phật Tử nhìn thấy. Đối với người dân Thái, hình ảnh tu sĩ ăn vào buổi chiều là cái gì đó không được tốt đẹp và tất nhiên sẽ tạo cho họ những cái nhìn không mấy thiện cảm.
Do vị trí địa lý Việt nam và Thái Lan có những nét tương đồng và lại có cùng một múi giờ như nhau, nên nhìn chung thời tiết, khí hậu của Việt nam và Thái lan cũng không khác nhau nhiều lắm. Riêng tại Bangkok do là một trung tâm của đất nước, ảnh hưởng của lượng xe cộ đông đúc, nên bình thường nhiệt độ có nóng hơn TP.HCM một chút. Nhất là vào khoảng tháng 3 cho đến tháng 5 dương lịch, đây là thời điểm nóng nhất của Thái Lan. Do vậy, đối với những loại áo quần ấm, chăn mềm thì không cần thiết mang theo. Chúng ta chỉ cần mang theo những vật dụng cá nhân thật sự cần thiết, không nên mang theo những loại vật dụng cồng kềnh có trọng lượng nặng. Vì thực ra ở Thái lan không thiếu món gì cả, khi sang đây chúng ta đều có thể dễ dàng mua sắm. Vả lại, ngày nay con đường du lịch giữa Việt nam và Thái Lan rất phát triển, thông tin liên lạc qua lại cũng dễ dàng, trong thời gian sống ở Thái lan nếu có gì cần thiết và phát sinh chúng ta có thể dễ dàng nhờ chuyển dùm thông qua con đường du lịch này.
Có một điều chúng ta cần biết, ngoài một số áo quần mặc hàng ngày theo truyền thống Bắc tông màu lam, nâu chúng ta nên mang theo một vài bộ màu vàng. Nhưng phải chọn màu vàng sẫm đậm, không nên chọn những màu vàng tươi như ở Việt nam chúng ta thường mặc. Ngay cả y hậu cũng vậy, chúng ta nên mang theo những bộ có màu vàng sẫm, không quá sặc sỡ. Vì với những sắc phục như chúng ta có thể sử dụng cho hoà đồng và có thể dễ dàng thích nghi với cách sinh hoạt của các Sư hệ phái Anamikaya.
Trên đây chỉ là một số thông tin cần thiết mang tính tham khảo. Qua đó, những ai quan tâm đến vấn đề du học Thái lan có được những thông tin cần thiết trước khi quyết định đặt chân đến Đất nước này mà không còn mang nặng tâm trạng lo lắng, bỡ ngỡ . Như vậy, người học sẽ có thể trang bị cho mình tốt hơn những gì cần thiết trên mọi phương diện kiến thức cũng như những nhân tố quan trọng trong việc Du Học sau này trên đất Thái.
Tìm hiểu thêm về du học ở Singapore