Bài thơ với ba mảng cảm xúc dồn nén: cõi tiên, cảnh thực và nỗi sầu nhớ. Bài thơ tuy nói về một di tích xưa mà vẫn gắn bó với cuộc đời, con người, khơi lên những tình cảm nhân bản đẹp đẽ, hàm chứa quan niệm nhân sinh tích cực, tiến bộ.
Bài thơ với ba mảng cảm xúc dồn nén: cõi tiên, cảnh thực và nỗi sầu nhớ. Bài thơ tuy nói về một di tích xưa mà vẫn gắn bó với cuộc đời, con người, khơi lên những tình cảm nhân bản đẹp đẽ, hàm chứa quan niệm nhân sinh tích cực, tiến bộ.
Căn cứ theo Điều 22 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định về quy định về việc ký văn bản như sau:
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Tổng cục trưởng của Tổng cục thuế có thẩm quyền ký văn bản:
- Tất cả các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thuế;
- Ký thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính một số văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền.
Tổng cục trưởng Tổng cục thuế có thẩm quyền ký văn bản nào? (Hình ảnh từ Internet)
Căn cứ khoản 2 theo Điều 22 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định về phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế như sau:
(1) Tổng cục trưởng trực tiếp giải quyết các công việc sau:
- Công việc thuộc lĩnh vực do Tổng cục trưởng trực tiếp phụ trách.
- Công việc đã giao cho Phó Tổng cục trưởng thực hiện nhưng thấy cần thiết phải giải quyết vì yêu cầu cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Tổng cục trưởng được phân công vắng mặt mà không có Phó Tổng cục trưởng khác thay thế; những việc các Phó Tổng cục trưởng còn có ý kiến khác nhau.
- Những công việc khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu.
(2) Tổng cục trưởng đưa ra thảo luận tập thể lãnh đạo trước khi quyết định các vấn đề sau:
- Những vấn đề về Chiến lược cải cách hệ thống thuế; Chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm của toàn ngành Thuế.
- Lập dự toán thu thuế hàng năm, kế hoạch trung hạn 3 năm và kế hoạch 5 năm; Phương án phân bổ số thu cho các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm cả việc điều chỉnh dự toán (tăng, giảm) thu ngân sách nhà nước (nếu có); Báo cáo kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước hàng quý, năm theo quy định.
- Dự toán chi ngân sách nhà nước và phân bổ dự toán chi cho các Vụ /đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế và các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Chủ trương, định hướng và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính thuế, chương trình hiện đại hoá ngành Thuế của Tổng cục Thuế.
- Chương trình công tác năm của Tổng cục Thuế.
- Trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Thuế, các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và kiện toàn tổ chức cấp Chi cục Thuế.
- Chủ trương, định hướng về đào tạo bồi dưỡng đối với công chức thuế.
- Quy hoạch công chức lãnh đạo đối với các chức danh thuộc diện được phân cấp quản lý.
- Chủ chương về công tác cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch, điều động, luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, tuyển dụng đối với công chức, viên chức, người lao động cơ quan thuế các cấp theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư liên quan đến quản lý thu thuế do Tổng cục Thuế chủ trì hoặc liên quan đến chính sách thuế theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Những vấn đề khác theo quy định của pháp luật hoặc do Tổng cục trưởng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận trong tập thể lãnh đạo.
(3) Tổng cục trưởng phải căn cứ vào đề nghị của Hội đồng khi xem xét giải quyết các vấn đề sau đây:
- Khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành Thuế.
(4). Ủy quyền cho Chánh Văn phòng hoặc một Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo đơn vị, cá nhân có liên quan để tổng hợp các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng mà các đơn vị còn có ý kiến khác nhau, trình Tổng cục trưởng quyết định.
(5) Đối với nhưng vấn đề cần bàn bạc trong tập thể ban lãnh đạo Tổng cục nhưng trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể lãnh đạo Tổng cục, Tổng cục trưởng chỉ đạo đơn vị chủ trì đề án phối hợp với Văn phòng lấy ý kiến các Phó Tổng cục trưởng, sau đó trình Tổng cục trưởng quyết định.
Sau khi các Phó Tổng cục trưởng đã có ý kiến, Tổng cục trưởng là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
(6) Ngoài các cách thức nêu trên, Tổng cục trưởng giải quyết công việc thông qua các cách thức phù hợp khác (đi công tác, nghiên cứu, kiểm tra, khảo sát tại địa phương, cơ sở; họp báo; tiếp khách...).
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định về chế độ giờ làm việc như sau:
Như vậy, buổi sáng Tổng cục trưởng Tổng cục thuế làm việc từ 08h00 sáng và buổi chiều bắt đầu làm việc từ 13h00.