Kỹ Năng Về Tư Vấn Pháp Luật

Kỹ Năng Về Tư Vấn Pháp Luật

1. Khái niệm 2. Phân biệt tư vấn PL với một số hoạt động khác 3. Các yêu cầu của hoạt động tư vấn 4. Các hình thức tư vấn 1.4 Tư vấn bằng miệng 1.4 Tư vấn bằng văn bản 5. Kỹ năng thực hiện tư vấn PL 5.1. Tìm hiểu yêu cầu tư vấn 5.2. Xác định vấn đề pháp lý 5.3. Tìm luật- áp dụng luật 5.4. Đưa ra giải pháp- trả lời

1. Khái niệm 2. Phân biệt tư vấn PL với một số hoạt động khác 3. Các yêu cầu của hoạt động tư vấn 4. Các hình thức tư vấn 1.4 Tư vấn bằng miệng 1.4 Tư vấn bằng văn bản 5. Kỹ năng thực hiện tư vấn PL 5.1. Tìm hiểu yêu cầu tư vấn 5.2. Xác định vấn đề pháp lý 5.3. Tìm luật- áp dụng luật 5.4. Đưa ra giải pháp- trả lời

Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật

Kỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý nhằm giúp cho người được tư vấn biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc pháp luật của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nhận định “Kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ năng hỗn hợp bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm” là một nhận định đúng đắn về khái niệm của kỹ năng tư vấn pháp luật. Điều đó được minh chứng bằng những nội dung chủ yếu sau:

Kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ năng hỗn hợp bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm

Nhận định nêu lên khái niệm về kỹ năng tư vấn pháp luật, là kỹ năng được kết hợp bởi hai yếu tố, đó là khả năng về tri thức, kiến thức pháp luật và năng lực vận dụng những tri thức, kiến thức ấy vào những trường hợp cụ thể của khách hàng, khả năng ngoài chuyên môn kĩ thuật như tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, kỹ năng pháp đoán, kỹ năng lập phương án giải quyết… Sự tư vấn phải là sự hỗn hợp, hòa quyện giữa “chất liệu” với cách thức để biến chất liệu đó trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, là sự hỗ trợ lẫn nhau, không tách rời.

Hình thức của giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng

– Trong 1 số trường hợp, giao dịch ủy quyền không nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản: như ủy quyền thực hiện nghĩa vụ, nộp hồ sơ hành chính, …

– Trong 1 số trường hợp, văn bản ủy quyền không nhất thiết phải được công chứng, chứng thực: như ủy quyền trong nội bộ cơ quan, tổ chức

– Giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng chủ yếu được thực hiện bằng văn bản được công chứng, chứng thực: như Hợp đồng ủy quyền, hoặc Giấy ủy quyền

Tra cứu và áp dụng văn bản PL

– B1: Xác định phạm vi ngành luật (VD vụ việc thuộc ngành luật lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, …)

– B2: Tìm ra văn bản pháp luật, các điều luật

– B3: Xác định hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật

– B4: Điều luật có nội dung “vênh” nhau ==> cần xác định sẽ áp dụng điều luật nào

– B6: Vận dụng linh hoạt điều luật

Vợ chồng cụ Thông có 5 người con có tên là ông Vũ, ông Trụ, bà Bền, ông Chắc, ông Ngọ. Cụ Thông qua đời năm 1995 và cụ bà qua đời năm 2004, các cụ không để lại di chúc. Trong số 5 người con, chỉ có vợ chồng ông Ngọ ở trên đất của 2 cụ với diện tích 400 m2 tại quận Tây Hồ từ năm 1985, những người con khác đều đã có nơi ở độc lập riêng biệt. Tháng 2/2017, ông Chắc làm đơn khởi kiện ra tòa án Tây Hồ đề nghị chia thừa kế của bố mẹ để lại. Tại các phiên hòa giải, có 3 quan điểm khác nhau:

+ ông Trụ, bà Bền, ông Chắc cùng đòi chung 100 m2 đất, còn 300 m2 đất ông Vũ và ông Ngọ chia với nhau thế nào thì tùy

+ ông Vũ đòi 150 m2 đất và chia cho ông Ngọ 150 m2, còn 100 m2 đem bán và chia đều cho 5 người

+ ông Ngọ đòi 200 m2, cho ông Vũ 100 m2, còn lại 100 m2 mang bán, lấy 1 tỷ xây nhà thờ họ, còn lại chia cho 3 người còn lại

(định giá sơ bộ mảnh đất 400 m2 có giá 50 triệu đồng / m2)

Sau các lần hòa giải không thành, ông Ngọ đã mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Với tư cách là luật sư của ông Ngọ, giải pháp tư vấn của các bạn là gì ?

Giảng viên: thầy Nguyễn Mạnh Hùng (TS)

Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản

– B1: Tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu của khách hàng

– B2: Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan

– B3: Nghiên cứu hồ sơ, tra cứu văn bản pháp luật, xây dựng ý tưởng

– B5: Rà soát văn bản, gửi văn bản cho khách hàng

Kỹ năng nói để tạo niềm tin với khách hàng

– Học hàm, học vị: nêu bật học hàm, học vị để tạo niềm tin với khách hàng (tuy nhiên tránh tác dụng ngược: có bằng cấp cao thì chỉ có lý thuyết mà thiếu thực tiễn)

– Kinh nghiệm: nêu kinh nghiệm tư vấn những vụ việc tương tự

– Phong cách: chuyên nghiệp, tạo niềm tin ngay khi mới gặp khách hàng

– Khả năng giao tiếp: thân thiện, cởi mở, cảm thông (nếu vụ việc có tính chất “buồn”)

Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của hoạt động tư vấn PL

– Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

– Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích: không nhận tư vấn cho 2 bên đang tranh chấp nhau

– Nguyên tắc trung thực, khách quan: cả về chuyên môn (chỉ nhận tư vấn khi có chuyên môn vững vàng về lĩnh vực đó, tránh nhận “bừa” rồi phán “bừa”) và về tài chính (chi phí, thù lao rõ ràng)

– Nguyên tắc bảo mật thông tin về vụ việc của khách hàng

– Nguyên tắc bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng, chịu trách nhiệm trước PL về nội dung tư vấn

+ có bản lĩnh chính trị: dám bảo vệ luật pháp, bảo vệ lẽ phải đến cùng, không bị khuất phục bởi đe dọa, cường quyền, tiền bạc

+ nội dung tư vấn phải cụ thể, rõ ràng

+ đảm bảo nhanh chóng, kịp thời: VD ngay khi thấy đối tượng phạm tội có biểu hiện tẩu tán tài sản, cần tư vấn để thân chủ yêu cầu cơ quan chức năng kịp thời phong tỏa tài sản

+ tôn trọng sự tự quyết của khách hàng: trường hợp có nhiều phương án để giải quyết vụ việc

Những lưu ý khi tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn

– Phân loại khách hàng để có cách tiếp xúc phù hợp:

+ kiểm soát được thái độ của khách hàng và của chính mình

+ xem xét các mối quan hệ về lợi ích của đương sự với khách hàng mình đang tư vấn: nếu lợi ích đối lập nhau thì cần khéo léo từ chối, viện dẫn các quy định của luật pháp (Luật trợ giúp pháp lý, Luật luật sư)

– Ngay từ đầu cần lưu ý với khách hàng rằng: chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng PL nếu khách hàng trình bày vụ việc đầy đủ, trung thực, khách quan

– Thận trọng khi khách hàng yêu cầu đưa ra nhận định sơ bộ, phương án giải quyết vụ việc: chỉ đưa ra những nhận xét khái quát, chung chung

– Trao đổi rõ về mức phí và phương thức làm việc

+ luôn bình tĩnh: VD khách hàng đến nói “Tôi vừa giết người, đang bị truy nã, tư vấn giúp tôi” thì cũng cần bình tĩnh thực hiện đầy đủ các thủ tục như đối với khách hàng thông thường, kể cả việc nói chuyện chi phí tư vấn

+ thông thường khách hàng chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho mình, do đó cần trao đổi thẳng thắn với khách: chỉ tư vấn đúng khi khách hàng trung thực

+ khi khách hàng yêu cầu đưa ra nhận định sơ bộ:

Các bước tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn

– Bước 1: Chuẩn bị về chuyên môn (chuyên gia trong lĩnh vực khách hàng muốn tư vấn), về điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện tư vấn

+ tạo môi trường giao tiếp thân thiện, nhiệt tình

+ tìm hiểu thông tin khách hàng

+ nghe khách hàng trình bày nội dung vụ việc và hỏi rõ những tình tiết cần thiết

+ yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu có liên quan

+ tóm tắt nội dung vụ việc và chốt lại yêu cầu tư vấn của khách hàng

– Bước 3: Ký kết Hợp đồng tư vấn PL