Thi Đại Học Ở Hàn Quốc Đáng Sợ Đến Mức Nào Nhất

Thi Đại Học Ở Hàn Quốc Đáng Sợ Đến Mức Nào Nhất

Trong nhiều năm, học sinh cuối cấp trung học ở Hàn Quốc phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học gọi là Bài kiểm tra năng lực học thuật đại học Suneung hay CSAT. Đây được coi là 1 trong những kỳ thi đại học áp lực và khó nhất thế giới. Kỳ thi này kéo dài 9 giờ, thường được tổ chức vào tháng 11 hàng năm.

Trong nhiều năm, học sinh cuối cấp trung học ở Hàn Quốc phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học gọi là Bài kiểm tra năng lực học thuật đại học Suneung hay CSAT. Đây được coi là 1 trong những kỳ thi đại học áp lực và khó nhất thế giới. Kỳ thi này kéo dài 9 giờ, thường được tổ chức vào tháng 11 hàng năm.

Biểu tượng của nền giáo dục cạnh tranh khốc liệt

Nuôi dạy một đứa trẻ ở Hàn Quốc không hề dễ dàng. Vào thời điểm trẻ biết đi, nhiều phụ huynh đã bắt đầu tìm kiếm các trường mầm non tư thục ưu tú. Mục tiêu của họ là khi những đứa trẻ này bước sang tuổi 18, chúng sẽ vượt qua được kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia Suneung kéo dài 9 giờ khét tiếng và giành được suất vào một trường đại học danh tiếng.

Mỗi đứa trẻ từ nhỏ đã bị đặt vào một cuộc đua

Vào thời điểm thanh thiếu niên Hàn Quốc bước vào trường trung học, phần lớn cuộc sống của họ xoay quanh kết quả học tập và chuẩn bị cho ngày CSAT – một ngày được nhiều người coi là quyết định hoặc hủy hoại tương lai của một người.

Nhưng để đến được thời điểm này, bạn phải trải qua một hành trình gian khổ và tốn kém, gây thiệt hại cho cả cha mẹ và con cái. Đó là một hệ thống bị nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, giáo viên và phụ huynh đổ lỗi vì hàng loạt vấn đề, từ bất bình đẳng trong giáo dục đến bệnh tâm thần ở giới trẻ và thậm chí cả tỷ lệ sinh giảm mạnh của đất nước.

Việc chính phủ Hàn Quốc bỏ câu hỏi “sát thủ”, làm cho kỳ thi tuyển sinh đại học trở nên dễ dàng hơn trong năm nay được ông Lee Ju-ho, Bộ trưởng Giáo dục cho biết la để “tìm cách phá vỡ vòng luẩn quẩn của giáo dục tư nhân vốn làm tăng gánh nặng cho phụ huynh và sau đó làm xói mòn sự công bằng trong giáo dục”.

Các gia đình cầu nguyện cho con thành công trong kỳ thi tuyển sinh đại học vào ngày 17 tháng 11 năm 2022 tại chùa Jogyesa ở Seoul.

Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy, hầu hết học sinh Hàn Quốc đăng ký học thêm tại các trường luyện thi tư nhân được gọi là “hagwon”. Thông thường, học sinh sẽ chuyển từ các lớp học trên trường sang thẳng các lớp học hagwon buổi tối, sau đó tiếp tục tự học cho đến sáng sớm.

Kết quả là ngành công nghiệp hagwon ở Hàn Quốc rất lớn và có lãi. Theo Bộ Giáo dục, vào năm 2022, người Hàn Quốc đã chi tổng cộng 26 nghìn tỷ won (gần 20 tỷ USD) cho giáo dục tư nhân. Con số này gần bằng GDP của các quốc gia như Haiti (21 tỷ USD) và Iceland (25 tỷ USD).

Lee cho biết, năm ngoái, trung bình học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông chi 410.000 won (khoảng 7,6 triệu đồng) mỗi tháng cho giáo dục tư nhân - con số cao nhất kể từ khi Bộ giáo dục bắt đầu theo dõi số liệu vào năm 2007.

Cuộc đua giáo dục ở Hàn Quốc gây thiệt hại nặng nề cho cả học sinh và phụ huynh. Các nhà phê bình từ lâu đã lập luận rằng gánh nặng đối với học sinh là một yếu tố gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các quốc gia OECD.

Năm ngoái, Bộ Y tế cảnh báo tỷ lệ tự tử đang gia tăng ở thanh thiếu niên và thanh niên ở độ tuổi 20, một phần do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch.

Gia đình đi chùa cầu nguyện cho con đỗ đại học ở Hàn Quốc

Một cuộc khảo sát của chính phủ năm 2022 đã bổ sung thêm vào bức tranh nghiệt ngã. Trong số gần 60.000 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được khảo sát trên toàn quốc, gần 1/4 nam giới và 1/3 nữ giới cho biết họ từng bị trầm cảm.

Trong một báo cáo trước đây, gần một nửa thanh niên Hàn Quốc từ 13 đến 18 tuổi cho rằng giáo dục là mối lo ngại lớn nhất của họ.

Việc học tập cũng đè nặng lên các bậc cha mẹ. Các chuyên gia tin rằng chi phí quá cao là nguyên nhân chính khiến người Hàn Quốc ngày càng ngại sinh con - cùng với các gánh nặng khác như thời gian làm việc kéo dài, tiền lương trì trệ và chi phí nhà ở cao ngất ngưởng.

Hàn Quốc thường xuyên được xếp hạng là nơi đắt đỏ nhất trên thế giới để nuôi dạy một đứa trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi, phần lớn là do chi phí giáo dục. Nhiều cặp vợ chồng cảm thấy họ phải tập trung nguồn lực vào chỉ một đứa con nếu họ có con.

Năm ngoái, tỷ lệ sinh của đất nước, vốn đã thấp nhất thế giới, đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,78 - thậm chí chưa bằng một nửa mức 2,1 cần thiết cho một dân số ổn định và thấp hơn nhiều so với Nhật Bản (1,3), hiện là quốc gia có bản đồ dân số già nhất thế giới.

“Chi phí nuôi dạy con cái rất cao và chiếm một phần lớn ngân sách của các gia đình có thu nhập thấp. Nếu không có thêm thu nhập, việc có con sẽ dẫn đến mức sống thấp hơn và các gia đình có thu nhập thấp phải đối mặt với nguy cơ nghèo đói”, OECD cho biết trong một bài báo năm 2018, đồng thời cho biết thêm rằng “từ bỏ hoặc trì hoãn việc sinh con là một cách để tránh nghèo đói”.

Ngành công nghiệp dạy thêm giá trị hơn 20 tỷ USD

Tuy nhiên, những nỗ lực khắc phục vấn đề cho đến nay phần lớn tỏ ra không hiệu quả. Nhắm mục tiêu vào việc thay đổi kỳ thi CSAT có thể là một bước đi nhằm cố gắng giải quyết. Nhưng một số nhà phê bình gọi đây chỉ là giải pháp cấp độ bề mặt cho một vấn đề phức tạp hơn. Và nhiều học sinh cuối cấp trung học chuẩn bị tham gia kỳ thi vào tháng 11 đã phàn nàn rằng họ cảm thấy choáng váng trước sự thay đổi đột ngột sau nhiều năm đèn sách. Một số người đồng tình rằng lĩnh vực giáo dục tư nhân cần cải cách nhưng lại nghi ngờ tính hiệu quả của động thái này.

“Từ quan điểm của một học sinh trung học hiện nay, tôi không nghĩ việc dạy thêm sẽ giảm chỉ vì những câu hỏi sát thủ bị loại bỏ”, một người dùng Instagram nhận định.

Một người khác viết trên Twitter : “Tôi nghĩ cách để thoát khỏi cơn sốt giáo dục tư nhân không phải là loại bỏ những câu hỏi sát thủ hay giảm độ khó của CSAT, mà là cải thiện môi trường thị trường việc làm, nơi bạn có thể làm việc tại bất kể trình độ học vấn của bạn như thế nào. Đó cần là một nơi an toàn, nhận đủ lương và được đảm bảo nhân quyền”.

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, kỳ thi tuyển sinh đại học được đánh giá là khốc liệt bậc nhất thế giới sẽ diễn ra tại Trung Quốc dành cho 10,7 triệu thí sinh. Kỳ thi năm nay bị lùi lại trễ hơn 1 tháng so với mọi năm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, thế nhưng sức nóng từ kỳ thi không hề giảm. Tất cả sẽ cùng tranh tài để tìm ra những cái tên có cơ hội bước chân vào cánh cửa đại học. Người ta hay gọi kỳ thi này với cái tên là Gaokao mà dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "Cao khảo" tức là bài kiểm tra có mức độ khó cao nhất dành cho học sinh.

Kỳ thi đầu tiên được diễn ra vào năm 1952, sau 14 năm diễn ra, với những thay đổi chính sách của những người đứng đầu đất nước, kỳ thi bị gián đoạn một thời gian đến năm 1977 thì được tổ chức lại. Kỳ thi năm 2020 đánh dấu năm thứ 43 "cao khảo" quay trở lại trong hệ thống giáo dục quốc gia Trung Quốc. Bất chấp dịch bệnh, các học sinh ở các trường phổ thông đang ngày đêm ra sức ôn tập để chuẩn bị tốt nhất mọi thứ cho kỳ thi đại học.

Học sinh lớp 12 ôn luyện cho kỳ thi đại học diễn ra vào tuần tới (Ảnh: SCMP)

Năm 2001, quy định về giới hạn độ tuổi của kỳ thi này đã được loại bỏ, do đó, cuộc thi này dành cho tất cả những ai đã tốt nghiệp THPT có mong muốn dự thi. Kỷ lục gần đây nhất về số lượng thí sinh tham gia là năm 2008 với 10,5 triệu sĩ tử, con số này có thể sẽ được phá bỏ bởi kỳ thi năm nay.

Dù chưa có dấu hiệu dịch Covid-19 sẽ kết thúc nhưng các học sinh vẫn oằn mình ôn tập (Ảnh: SCMP)

Thí sinh dự thi phải tham gia đầy đủ 4 môn thi trong đó có 3 bài thi bắt buộc là tiếng Trung, Toán và Tiếng Anh. Bài thi còn lại, thí sinh có thể tự chọn 1 trong 2 tổ hợp phù hợp với năng lực là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Tổng thời lượng để hoàn thành các môn thi là 9 tiếng đồng hồ, trong 2 ngày. Riêng với những thí sinh dân tộc thiểu số sẽ phải thực hiện bài kiểm tra bằng ngôn ngữ của dân tộc mình một ngày sau đó.

Vì tính cạnh tranh khốc liệt của các thí sinh nên không ít những trường hợp gian lận diễn ra và bị phát hiện. Để hạn chế những điều này, kể từ 2016, các biện pháp mạnh tay đã được chính phủ Trung Quốc ban hành khiến những thí sinh có hành vi gian lận có thể trở thành tội phạm hình sự.

Một số màn gian lận tinh vi đã bị phát hiện trong các kỳ thi trước (Ảnh: Reuters)

Kỳ thi Cao khảo được xem là mang tính quyết định tới số phận của một học sinh Trung Quốc vì điểm số tốt có thể giúp họ được nhận vào một trường đại học tốt, từ đó họ có thể thay đổi được tương lai bằng những định hướng nghề nghiệp của bản thân. Kỳ thi này như là phương cách để đưa các học sinh đến với thế giới của danh vọng và địa vị. Nhất là đối với những người thuộc tầng lớp thấp của xã hội, họ không có gì trong tay nên việc duy nhất giúp cho họ đổi đời đó là học, học và học. Không ngoa khi nếu không có kỳ thi tuyển sinh đại học thì các trẻ em ở các vùng quê sẽ không có hy vọng thay đổi cuộc sống.

Cuộc chiến với thi cử chưa bao giờ là dễ dàng với các học sinh (Ảnh Sina)

Để chuẩn bị cho kỳ thi, mỗi học sinh phải học trên lớp, tìm đến các trung tâm học thêm và phải tự ôn tập thêm ở nhà. Không hiếm những học sinh đã cố gắng nhồi nhét các kiến thức của 3 năm phổ thông khi chỉ mới học lớp 11 và dành toàn bộ thời gian của năm cuối cho việc ôn tập để thi đại học. Không ít những thí sinh phải sử dụng các biện pháp liên quan tới y tế như truyền nước để có sức ôn bài, uống thuốc tránh thai để làm chậm kinh nguyệt và có thời gian tập trung cho kỳ thi.

Bước vào kỳ thi, thậm chí phụ huynh còn là người lo lắng hơn cả sĩ tử. Họ chịu chi bỏ tiền ra thuê khách sạn gần điểm thi để học sinh có nơi nghỉ ngơi cho hai ngày kiểm tra và nhất là tránh tắc đường vào giờ cao điểm, không gây trở ngại hay trễ giờ tới phòng thi.

Phụ huynh thậm chí còn lo lắng hơn cả con em mình (Ảnh:

Hàng loạt các biện pháp đảm bảo cho kỳ thi diễn ra suôn sẻ nhất được thiết lập như hạn chế các phương tiện giao thông ở gần các khu vực có điểm thi, dừng các hoạt động thể dục ở công viên, các công nhân xây dựng cũng được yêu cầu tạm nghỉ công việc nhường lại sự yên tĩnh cho các sĩ tử.

Hệ thống điện lực, xe buýt,giao thông,... đều được kiểm tra cẩn thận trước khi kỳ thi diễn ra (Ảnh: Sina)

Có thể thấy, Trung Quốc là đất nước vô cùng coi trọng giáo dục và chuyện thi cử. Với những quy định nghiêm ngặt, sự gắt gao cùng tỷ lệ chọi cao ngất ngưởng, nhiều học sinh đã rơi vào những trạng thái áp lực tinh thần. Nhưng không học sinh nào muốn là người bị bỏ lại phía sau và luôn nỗ lực thật nhiều để đạt kết quả tốt. Kỳ thi năm nay tuy diễn ra trễ hơn nhưng dự báo không khí náo nhiệt và căng thẳng sẽ không khác mọi năm.