Hưng Yên là mảnh đất có truyền thống văn hiến, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hóa lớn. Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất Hưng Yên thời nào và lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách còn ghi như: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Đoàn Thị Điểm, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Nghị, Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Bình,... Đặc biệt, trong lịch sử hiện đại, Hưng Yên có nhiều nhà chính trị nổi tiếng như đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Lê Văn Lương...; các chiến sỹ anh hùng cách mạng như: Tô Hiệu, Bùi Thị Cúc... Đó là những người con ưu tú của Hưng Yên đã góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.
Hưng Yên là mảnh đất có truyền thống văn hiến, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hóa lớn. Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất Hưng Yên thời nào và lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách còn ghi như: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Đoàn Thị Điểm, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Nghị, Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Bình,... Đặc biệt, trong lịch sử hiện đại, Hưng Yên có nhiều nhà chính trị nổi tiếng như đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Lê Văn Lương...; các chiến sỹ anh hùng cách mạng như: Tô Hiệu, Bùi Thị Cúc... Đó là những người con ưu tú của Hưng Yên đã góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.
Nếu bạn đang muốn giảm cân, không nên tiêu thụ quá nhiều bơ. Quả bơ chứa lượng calo cao, do đó, ăn quá nhiều bơ sẽ cung cấp cơ thể một lượng calo lớn, dẫn đến tăng cân. Đối với những người có nhu cầu giảm cân, cần chú ý điều này và cắt giảm lượng calo trong các món ăn khác khi tiêu thụ bơ để tránh tăng cân.
Mùa hồng xiêm ở miền Bắc thường được bắt đầu chín rộ vào tháng 8-9. Tuy nhiên, những ngày tháng 7 đã bắt đầu có hồng xiêm đầu vụ. Trái hồng xiêm là thứ quả đặc trưng của miền Bắc. Thịt mềm, ăn thơm và ngon đậm đà.
Tuy nhiên tháng 7 mới là đầu vụ nên khi chọn mua hồng xiêm bạn nên ở những nơi uy tín để giảm thiểu tối đa lượng thuốc trừ sâu, chất kích thích vào trong cơ thể. Hãy luôn đảm bảo bạn đã rửa sạch chúng trước khi ăn.
Hồng xiêm có tác dụng trị táo bón rất tốt
Hầu hết các bà nội trợ đều mua những trái hồng xiêm xanh đã già về nhà. Sau đó, để vài hôm, trái hồng xanh sẽ tự chín mềm và ăn ngọt lịm.
Tháng 7 có trái cây gì thì câu trả lời là nho. Từ lâu quả nho đã được chứng minh là một loại quả chứa nhiều chất bổ có lợi cho sức khỏe như: Tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, tốt cho tim mạch, có tác dụng thải độc tố…
Ăn nho giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Thịt quả nho ăn dễ tiêu, giải khát, thông tiểu và lợi mật. Trong quả nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do. Vì vậy ăn nho giúp con người trẻ lâu, làm giảm nếp nhăn, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus.
Tháng 7 là mùa trái cây gì thì đó chính là mùa của trái chôm chôm. Chôm chôm chứa nhiều vitamin C, giàu chất đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng có tác dụng giúp cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất sắt và đồng dễ dàng hơn.
Chôm chôm có nhiều chất xơ và các hoạt chất axit giúp bổ sung năng lượng, ngừa ung thư và loại bỏ các độc tố trong thân, kích thích tế bào máu…
Tháng 7 là mùa trái cây gì thì sầu riêng là một trong những câu trả lời được nhiều người nghĩ đến. Không ít người cho rằng, sầu riêng có vị ngon ngọt, trong khi những người khác lại cảm thấy khó chịu. Nhưng đây là loại trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, chỉ cần ăn 1/5 trái bạn đã có thể bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho cả một ngày rồi.
Sầu riêng còn chứa một lượng vitamin B khá cao có nhiều tác dụng cho sức khỏe như ngăn ngừa lão hóa và bệnh tim, giúp tăng HDL (cholesterol tốt) và thậm chí có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm bớt trầm cảm.
Trong sầu riêng có lượng vitamin B khá cao
Sầu riêng có hàm lượng kali cao, vì vậy những người mắc bệnh thận và bệnh tim nên hạn chế ăn. Chất kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị suy thận sẽ cực kỳ nguy hiểm vì có thể làm tim loạn nhịp và đưa tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước.
Mùa hè là mùa thích hợp nhất để ăn dưa hấu. Trong dưa hấu có chứa các vitamin, B1, B2, C, các loại đường glucozo, saccarozo, axit malic, axit glutamic và arginine,… có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, rất tốt cho những người hay bị nhiệt, ra nhiều mồ hôi và huyết áp cao.
Vì vậy dưa hấu là một lựa chọn tuyệt vời cho câu hỏi tháng 7 có trái cây gì?
Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp
Quả mít là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc mà bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng ở chợ và siêu thị. Không chỉ hấp dẫn với hương vị ngọt ngào, quả mít còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
Mít tuy mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng những người dưới đây được khuyến cáo không nên ăn mít:
Trên đây chính là các loại hoa quả đặc trưng của tháng 7. Hy vọng rằng, qua bài viết mà PasGo Team đã tổng hợp, bạn đã biết được tháng 7 là mùa trái cây gì để có thể lựa được trái cây ngon, đúng mùa và hạn chế thuốc trừ sâu cho cả gia đình.
Đừng quên thường xuyên truy cập blog PasGo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
[CPA] Thông tin về Đơn vị vận chuyển Bưu chính Viettel tại TTKT CN Hưng Yên, Mỹ Hào, Hưng Yên. Địa chỉ, hotline tổng đài (đường dây nóng), số điện thoại liên hệ của Công ty vận chuyển ViettelPost TTKT CN Hưng Yên, Mỹ Hào, Hưng Yên.
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) – đơn vị thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), tiền thân từ Trung tâm phát hành báo chí thành lập ngày 01/7/1997 để phục vụ các cơ quan Quân đội trong Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển ViettelPost luôn tự hào mang đến quý khách hàng các giải pháp vận chuyển nhanh hàng hóa trong nước và quốc tế tại Việt Nam theo cách tối ưu nhất, với phương châm: “Nhanh, an toàn, hiệu quả và tiện lợi”. Bằng những nỗ lực không ngừng Viettel Post đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam về chuyển phát với hàng loạt các bưu cục, trung tâm khai thác và mạng lưới mở rộng đến khắp 100% các tỉnh thành trên toàn quốc.
Các dịch vụ Chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế ViettelPost đang cung cấp: Dịch vụ chuyển phát nhanh/giao hàng nhanh (VCN), Dịch vụ chuyển phát hỏa tốc (VHT), Dịch vụ chuyển phát tiết kiệm/giao hàng tiết kiệm (VTK), Dịch vụ cộng thêm, Dịch vụ chuyển phát nhanh giao hàng thu tiền/Ship COD, Dịch Vụ Logistic, Dịch Vụ Thương mại điện tử,…
Bưu cục ViettelPost TTKT CN Hưng Yên, Mỹ Hào, Hưng Yên là một trong số các địa điểm gửi nhận hàng hóa gần đây nhất thuộc Hệ thống ViettelPost tại Mỹ Hào, Hưng Yên. Bạn có thể gửi hàng tại 170 phố nối thị trấn bần mỹ hào hưng yên hoặc tham khảo thêm >> Danh sách các chi nhánh ViettelPost tại Hưng Yên, hoặc xem toàn bộ Danh bạ bưu cục ViettelPost.
Bưu cục là nơi tiếp nhận, phân phát, điều phối các đơn hàng phát sinh đến từ các sàn thương mại điện tử (như shopee, sendo, lazada, tiki…), công ty và cá nhân bán hàng online. Hy vọng bạn có thể tìm được Công ty giao nhận nhanh và uy tín tại Mỹ Hào, Hưng Yên!
Bên cạnh thị trường nội địa và các thị trường truyền thống như Trung Quốc, tỉnh Hưng Yên xác định Nhật Bản là thị trường tiềm năng và quan trọng của trái nhãn.
Sáng 25/8, tại Hà Nội, UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ nhãn – nông sản Hưng Yên năm 2023. Tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Thơ – Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên nhận định, đây là dịp để các hợp tác xã, nhà vườn, hộ sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trao đổi, lắng nghe những góp ý của người tiêu dùng để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, phương thức phục vụ.
Điểm nhấn trong Tuần lễ năm nay là các sản phẩm mang đến hội chợ đều là các sản phẩm hữu cơ, đến từ các vườn trồng có tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Hiện toàn tỉnh Hưng Yên có hơn 4.600 ha nhãn, trong đó có hơn 30% diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.
“Không chỉ tập trung phát triển công nghiệp và đô thị, tỉnh Hưng Yên luôn chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghiệp vào sản xuất”.
Chia sẻ rõ hơn về định hướng xây dựng trái nhãn của tỉnh thời gian tới, ông Thơ nhấn mạnh, Hưng Yên sẽ tập trung phát triển chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng và chú trọng mẫu mã sản phẩm nhãn.
Ngoài ra, tỉnh sẽ tăng cường tổ chức các sự kiện quảng bá để trái nhãn đến gần hơn với người tiêu dùng. Trong đó, tại thị trường nội địa, bên cạnh phát triển tại Hà Nội, Hưng Yên đã có kế hoạch quảng bá tại tỉnh Quảng Ninh với đối tượng nhắm đến là khách du lịch.
“Theo ghi nhận, từ đầu tháng 7 đến nay, nhãn bán cho du khách tại thị trường Quảng Ninh rất hiệu quả. Dự kiến cuối vụ nhãn, nếu còn đủ sản lượng, Hưng Yên cũng sẽ tổ chức tiếp một sự kiện quảng bá tại Đà Nẵng, hướng đến khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch châu Âu”, ông Thơ cho biết.
Liên quan đến vấn đề xuất khẩu, toàn tỉnh Hưng Yên hiện có 29 mã vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang Nhật Bản, EU, Mỹ và Australia. Riêng thị trường Nhật Bản, đây được đánh giá là thị trường quan trọng và tiềm năng với trái nhãn Hưng Yên.
Trước đó, ngày 18/11/2022, Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản đã cho phép trái nhãn tươi được xuất khẩu vào Nhật Bản. Đến ngày 31/12/2022, UBND tỉnh Hưng đã phê duyệt Đề án xúc tiến thương mại xuất khẩu nhãn và các sản phẩm nhãn sang Nhật Bản giai đoạn 2021 – 2025.
Với sự chuẩn bị kỹ càng về chất lượng cũng như nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của thị trường (do đã xuất khẩu tiểu ngạch từ năm 2020), năm 2023 Hưng Yên đã xuất khẩu những lô nhãn đầu tiên sang Nhật Bản theo con đường chính ngạch.
Bên cạnh thị trường Nhật Bản, Hưng Yên vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc và mở rộng thị trường mới như Australia, Thái Lan.
Tham gia Tuần lễ năm nay, chia sẻ với Mekong ASEAN, anh Nguyễn Minh Chiến – đại diện hợp tác xã Đức Thắng (tại Phù Cừ, Hưng Yên) cho biết, hợp tác xã kỳ vọng sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp, các đối tác mới trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, có thêm cơ hội giao lưu, trao đổi, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.
"Trước đó, hợp tác xã đã có thêm đối tác mới khi tham gia các hội chợ tại tỉnh và tại Quảng Ninh (do tỉnh Hưng Yên tổ chức). Do vậy, tại Tuần lễ này, hợp tác xã hy vọng sẽ có tìm kiếm thêm được đối tác mới, mở rộng kênh phân phối", anh Chiến chia sẻ.
Về phía người tiêu dùng, tuần lễ là dịp để người dân có cơ hội tiếp cận với đặc sản Hưng Yên “chính gốc”. Chị Thu (địa chỉ tại quận Cầu Giấy) cho rằng: “Bây giờ nhiều nhãn lai, ra chợ mua không biết đâu mới là nhãn cùi cổ, nhãn lồng để mà mua. Nhân có hội chợ đặc sản này nên mình mua về ăn”.
Trong khi đó, chị Lan (địa chỉ tại quận Ba Đình) không chỉ mua về ăn mà còn mua về làm quà cho người thân, bạn bè: “Nhãn Hưng Yên ngon hơn các vùng trồng khác, thơm, vỏ mỏng mà cùi dày. Mấy chục năm nay gia đình mình đều thích thức quà này. Nhưng tiếc là nhãn chỉ theo vụ nên phải tranh thủ mua".
Một số hình ảnh tại Tuần lễ nhãn - nông sản Hưng Yên 2023:
Qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Bộ đội biên phòng ngày 28 tháng 3 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
CHƯƠNG I TỔ CHỨC CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 1. Bộ đội biên phòng được tổ chức, chỉ huy thống nhất từ Trung ương đến đơn vị cơ sở, đặt dưới sự quản lý, chỉ huy của Bộ Quốc phòng, bao gồm:
1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng;
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới, bờ biển (sau đây gọi chung là Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh) Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng;
3. Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, các đơn vị cơ động và tiểu khu biên phòng (nếu có) trực thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh.
1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có Tư lệnh, các Phó Tư lệnh, cơ quan giúp việc, các trường, các đơn vị trực thuộc.
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chịu sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác biên phòng và xây dựng Bộ đội biên phòng trong phạm vi cả nước;
2. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và Hải đoàn biên phòng có Chỉ huy trưởng, các Phó Chỉ huy trưởng, cơ quan giúp việc và các đơn vị trực thuộc;
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và Hải đoàn biên phòng chịu sự quản lý chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác biên phòng và xây dựng đơn vị;
3. Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, các đơn vị cơ động, Tiểu khu biên phòng có chỉ huy cấp trưởng, các phó chỉ huy trưởng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế, trang bị và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị, các trường thuộc Bộ đội biên phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 4. Để bảo đảm thống nhất chỉ huy thực hiện nhiệm vụ quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố và Hải đoàn biên phòng chịu sự chỉ huy của Tư lệnh Quân khu, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, Chỉ huy trưởng vùng hải quân về nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến.
Ở Quân khu có Phòng biên phòng làm nhiệm vụ tham mưu cho Tư lệnh Quân khu để chỉ huy, chỉ đạo Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự và sử dụng lực lượng Bộ đội biên phòng trong nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến trên địa bàn Quân khu đảm nhiệm.
Mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng với Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ tư lệnh Hải quân và mối quan hệ giữa Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, Hải đoàn biên phòng với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, Bộ chỉ huy vùng hải quân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
CHƯƠNG II QUYỀN QUYẾT ĐỊNH HẠN CHẾ, TẠM DỪNG CÁC HOẠT ĐỘNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI, QUA LẠI BIÊN GIỚI VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUAN HỆ, PHỐI HỢP VỚI LỰC LƯỢNG BẢO VỆ BIÊN GIỚI,
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NƯỚC TIẾP GIÁP CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 5. Quyền của Bộ đội biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động, hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới trong các trường hợp: đe dọa đến chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, địch xâm nhập, gây bạo loạn, truy bắt tội phạm nguy hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền qua biên giới được quy định cụ thể như sau:
1. Quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới:
a) Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 12 giờ trong phạm vi vành đai biên giới do đồn phụ trách và phải báo cáo Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương cấp huyện, xã sở tại và các cơ quan ở khu vực biên giới.
b) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 24 giờ trong khu vực biên giới thuộc phạm vi do tỉnh quản lý và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
2. Quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới:
a) Tại cửa khẩu phụ hoặc đường qua lại tạm thời, Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 6 giờ; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 12 giờ và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đồng thời phải thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết.
b) Tại cửa khẩu chính do Chính phủ hai nước ký kết mở, trừ cửa khẩu cho người nước thứ ba qua lại, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại không quá 6 giờ và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết.
3. Trước khi thời gian quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới của cấp dưới hết hiệu lực, nếu xét thấy cần tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng thì cấp trên trực tiếp phải ra quyết định; và phải thông báo cho các cơ quan và nhân dân biết để thực hiện, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp xử lý;
4. Người có quyền quyết định quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Khi tình hình đã trở lại bình thường thì cấp ra quyết định hạn chế hoặc tạm dừng phải thông báo cho các cơ quan có liên quan và nhân dân biết.
5. Việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại các cửa khẩu quốc tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 6. Quan hệ, phối hợp giữa Bộ đội biên phòng Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới và chính quyền địa phương nước tiếp giáp trong việc thi hành các điều ước quốc tế về biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa các nước có chung biên giới, được quy định cụ thể như sau:
1. Đồn trưởng biên phòng được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương trong khu vực biên giới nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán do cấp có thẩm quyền chỉ định;
2. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới và tham gia các đoàn đàm phán cấp tỉnh về những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia;
3. Tư lệnh Bộ đội biên phòng quan hệ với lực lượng biên phòng nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán theo chỉ định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Thủ tướng Chính phủ.
CHƯƠNG III QUAN HỆ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BIÊN PHÒNG
Điều 7. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo,vùng biển và tại các cửa khẩu biên giới.
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại để Bộ đội biên phòng thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, giải quyết những vụ việc liên quan đến người nước ngoài và thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
2. Ban Biên giới Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn pháp luật, điều ước quốc tế về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới cho Bộ đội biên phòng;
3. Bộ Nội vụ hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Điều 9. Uỷ ban nhân dân Các cấp căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và xây dựng Bộ đội biên phòng.
Điều 10. Đối với những vấn đề liên quan đến việc quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự biên giới quốc gia, xây dựng cơ sở chính trị, văn hóa xã hội, quy hoạch và xây dựng cửa khẩu, xây dựng các cụm dân cư khu vực biên giới trên đất liền, cửa khẩu, các hải đảo, vùng biển, và những vấn đề liên quan đến xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng, Tư lệnh Bộ đội biên phòng được quan hệ trực tiếp với Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đến công tác biên phòng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trao đổi giải quyết, đồng thời báo cáo với Bộ Quốc phòng.
CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Điều 11. Hàng năm trong kế hoạch ngân sách Nhà nước, Chính phủ ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng doanh trại, xây dựng công trình điện, nước sạch; phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn cho các đồn, trạm và đơn vị cơ động biên phòng, làm đường tuần tra biên giới.
1. Trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo theo mức 0,3 đối với người hưởng lương tính trên nền lương tối thiểu, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tính trên phụ cấp quân hàm binh nhì;
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong bộ đội biên phòng đang công tác ở các xã vùng cao biên giới, đảo xa và đã có thời gian công tác liên tục ở các vùng đó từ 5 năm trở lên, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo theo 3 mức: 0,2; 0,3; 0,4 so với lương tối thiểu:
a) Từ 5 năm đến dưới 10 năm hưởng mức 0,2.
b) Từ 10 năm đến dưới 15 năm hưởng mức 0,3.
c) Từ 15 năm trở lên hưởng mức 0,4.
Điều 13. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo ở những nơi đặc biệt khó khăn, gian khổ nếu bị hy sinh thì được xét xác nhận là liệt sĩ; bị thương mất sức lao động từ 21% trở lên thì được xét xác nhận là thương binh; nếu bị bệnh mất sức lao động từ 61% trở lên thì được xét xác nhận là bệnh binh theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
Bộ Quốc phòng căn cứ tính chất, nhiệm vụ của từng tuyến biên giới, hải đảo thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định địa bàn đặc biệt khó khăn gian khổ của Bộ đội biên phòng để thực hiện chính sách liệt sĩ, thương binh, bệnh binh theo quy định tại Điều này.
Điều 14. Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước cùng với Bộ Quốc phòng nghiên cứu trình Chính phủ về chế độ, hình thức khen thưởng đối với cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng hoạt động bảo vệ biên giới, hải đảo lâu năm.
Điều 15. Hàng năm Bộ đội biên phòng được ưu tiên tuyển một số thiếu niên thuộc các dân tộc ít người và người ở nơi khác đến định cư ở khu vực biên giới, hải đảo để tạo nguồn phục vụ lâu dài trong Bộ đội biên phòng.
Giao cho Bộ Quốc phòng nghiên cứu tổ chức trường Thiếu sinh quân cho Bộ đội biên phòng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên.
Điều 16. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng chuyển gia đình đến định cư ở vùng cao, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến giao đất và được hưởng các chế độ trợ cấp như hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc di dân ra đảo; được chính quyền địa phương nơi đó quản lý, giúp đỡ việc làm, tạo điều kiện cho gia đình sớm ổn định đời sống.
Điều 17. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 18. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng các Bộ liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 19. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.